Tel:   0989 791982 Hotline: 0989 791982 - 0918 681982 Email: tuan6282@gmail.com

CHỮA ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

02:10:00 30/10/2019

I. ĐAU THẦN KINH TỌA LÀ GÌ?

Đau thần kinh tọa là một tình trạng đau gây ra do dây thần kinh hông (thần kinh tọa) bị chèn ép hoặc tổn thương. Nếu dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc tổn thương nó có thể gây đau ở vùng lưng dưới, lan tới hông, mông và chân. 

Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh lớn và quan trọng, ảnh hưởng tới phần lưng và chi dưới. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở phần đốt sống cụt và chi phối các cơ ở phần lưng, chân. 

Đau dây thần kinh tọa có biểu hiện đặc trưng chính là cảm giác đau đớn dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa: từ lưng dưới, qua mông và chạy dọc phía sau đùi, qua khoeo, mặt sau cẳng chân tới gót chân; hoặc chạy theo mặt cạnh ngoài đùi tới mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân của một bên cơ thể hoặc 2 bên tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. 

Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: Tổn thương rễ L4 thường đau đến khoeo chân; Tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái và tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Tổn thương rễ thần kinh S1 thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, xuống phía sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân.

Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân. Nếu đau dây thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thường đau tới phía trên đầu gối. Nếu đau dây thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân. Cơn đau thường kèm theo cảm giác tê buốt lan tỏa.

Thoái hóa cột sống là yếu tố chính gây ra thoát vị đĩa đệm và gai cột sống. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (CSTL) làm chèn ép dây thần kinh tọa là nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh tọa. 

Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành đĩa đệm: Nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Một số trường hợp chịu lực quá nặng, đĩa đệm vỡ gây đau cấp tính. Nhưng đau thần kinh tọa còn do nhiều nguyên nhân khác như hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa...

II. ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM 

Ngoài cảm giác đau lan tỏa từ thắt lưng xuống mông, xuống đùi, khoeo chân, cẳng chân, gót chân, bàn chân hoặc thấy đau ngược lại từ bàn chân, gót chân lên kể trên. Tùy từng bệnh nhân còn có những biểu hiện sau:

- Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.

- Cột sống cứng, bị đau khi chuyển dịch hoặc nghiêng người.

- Khó cúi người xuống vì đau.

- Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người đi xe qua ổ gà, vấp vào đá).

- Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Đau tăng thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi,...

- Nếu tình trạng đau kéo dài có thể thấy teo cơ bên chân đau.

Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.

Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhấc được gót chân hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, cơ mông, căng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đại tiểu tiện không tự chủ.

III. ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM 

Đau thần kinh tọa gây đau buốt lan tỏa từ lưng xuống chân khiến đi lại, vận động khó khăn. Nên kết hợp đa dạng các phương pháp trong điều trị giúp đẩy lùi triệu chứng đau và bảo vệ, nuôi dưỡng xương khớp, phục hồi thần kinh: 

► Trong uống: Kiện Cốt Hoàn.

► Ngoài bóp: Rượu Xoa Bóp.

► Điều trị tại bệnh viện hoặc phòng khám :

Bấm Huyệt: giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp, giải toả chèn ép, tăng cường khả năng tự phục hồi của cơ thể. Bấm huyệt mỗi ngày 1 hoặc 2 lần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Sử dụng các huyệt đạo theo trình tự sau: Thận du, Đại trường du, Bát liêuHoàn khiêuUỷ trungTúc tam lýDương lăng tuyềnTúc lâm khấp, Thúc cốt, ...

Tác động cột sống: Trọng tâm nắn chỉnh giải tỏa vùng cột sống cạnh Đại chùy, Chí dương, Mệnh Môn, Yêu dương quan, Thập thất chùy hạ, ...

Tác động bàn chân: Trọng tâm giải tỏa vùng cột sống thắt lưng, thần kinh tọa, tuyến yên, tuyến thượng thận, vùng háng, vùng gối, ...

+ Thủy châm: Nucleo, Mingamma-N, Sciomir, ...

+ Điện châm: Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Trật Biên, Hoàn Khiêu, Ân môn, Phong thị, Ủy trung, Thừa sơn, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt, Côn lôn. Điện châm lưu kim 30 phút/lần, mỗi ngày 1 lần. Liệu trình 10 - 15 - 20 ngày tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.

+ Nhu châm: Thận du, Khí hải du, Giáp tích L34 - L45 - L5S1, Bát liêu, Bạch hoàn du, Trật Biên, Hoàn Khiêu, Tọa cốt, Thừa phù, Ân môn, Phong thị,  Ủy trung, Thừa sơn, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt, Côn lôn, Túc lâm khấp. Liệu trình 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 - 30 ngày tùy thời gian tiêu của từng loại chỉ.

+ Kéo giãn cột sống: 

Liệu trình 1: 15 - 20 buổi liên tục, ngày 1 lần, mỗi lần 15 - 20 phút. 

Liệu trình 2: 15 - 20 buổi sau liệu trình 1 là 3 tháng. 

Liệu trình 3: 15 - 20 buổi sau liệu trình 2 là 6 tháng.

► Luyện tập ở nhà: Các bài tập vận động cột sống theo hướng dẫn.

IV. CÁC BÀI TẬP TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Khi bị đau thần kinh tọa, các bài tập sau đây sẽ hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên đối với những người đang bị đau thần kinh tọa nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập bất cứ môn thể dục thể thao nào.

1. BÀI TẬP “KÉO ÉP KHỚP GỐI”

     

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa trên giường, thả lỏng cơ thể, hai chân duỗi thẳng.

Thực hiện

- Một chân duỗi thẳng và ấn gót chân xuống mặt giường. Chân còn lại co gối, đan hai tay ôm cẳng chân kéo sát gối về phía ngực tối đa hết mức có thể. Giữ ở tư thế này trong khoảng 15 giây (= đếm nhẩm chậm từ 1… đến 15). Sau đó duỗi thẳng chân trở về tư thế ban đầu. Đổi chân và thực hiện mỗi bên - 3 lần.

- Co hai chân, đan hai tay ôm 2 cẳng chân kéo sát hai gối về phía ngực, giữ ở tư thế này 15 giây. Sau đó duỗi thẳng hai chân về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này - 3 lần

- Mỗi ngày tập bài này 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này kéo giãn cơ duỗi lưng dưới, giải tỏa căng cứng cơ vùng thắt lưng cùng.

Lưu ý: Đừng quá căng cổ, vai và ngực. Chỉ kéo giãn ở mức có thể, không gắng sức quá mức.

2. BÀI TẬP “ĐẠP XE TRÊN KHÔNG”

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đầu kê gối mỏng, 2 tay xuôi bên thân mình.

Thực hiện

- Đưa 2 chân lên làm động tác đạp xe vòng tròn theo chiều xuôi 15 vòng rồi từ từ hạ 2 chân xuống giường duỗi thẳng nghỉ 30 giây (= đếm nhẩm chậm từ 1… đến 30).

- Tiếp tục đưa 2 chân lên làm động tác đạp xe vòng tròn theo chiều ngược lại 15 vòng rồi từ từ hạ 2 chân xuống giường duỗi thẳng nghỉ 30 giây.

- Lặp lại động tác này - 3 lượt “đạp xuôi - đạp ngược”.

- Mỗi ngày tập bài này 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này làm tăng sức mạnh cơ, thần kinh, mạch máu chi dưới. Phù hợp với bệnh đau thần kinh tọa, tê chân do tiểu đường, giãn tĩnh mạch chân.

3. BÀI TẬP “BẮT CHÂN CHỮ NGŨ”

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đầu kê gối mỏng, chống 2 chân vuông góc trên giường.

Thực hiện:

- Chân trái giữ yên chống trên giường, chân phải “bắt chữ ngũ” gác qua đầu gối chân trái, mắt cá ngoài chân phải vượt qua mé ngoài đùi chân trái.

- Đan 2 tay ôm giữ bắp đùi trái hoặc ôm cẳng chân trái kéo về phía bụng. Giữ yên phần xương cụt trên giường không được nhấc lên, hông thẳng. Khi đó sẽ kéo căng các cơ ở mông bên phải, mục tiêu làm giãn cơ tháp ở sâu bên trong. 

- Giữ ở tư thế này trong 30 giây (= đếm nhẩm chậm từ 1… đến 30, hoặc = 3 lần hít vào - thở ra thật chậm - sâu). Đổi chân và thực hiện tương tự như chân kia.

- Lặp lại động tác này lần lượt mỗi chân 3 - 5 lần

- Mỗi ngày tập bài này 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này giúp kéo giãn “cơ tháp” ở mông làm giải tỏa chèn ép dây thần kinh tọa ở vùng mông, làm khỏe dây thần kinh hông to.

Lưu ý: Có thể sử dụng khăn thay thế nếu không thể dùng tay giữ kéo đùi. Đừng để xương cụt nâng khỏi sàn, giữ khung xương chậu thẳng.

4. BÀI TẬP “TƯ THẾ CÂY CẦU”

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đầu kê gối mỏng, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay xuôi 2 bên thân mình.

Thực hiện:

- Hai tay duỗi thẳng, từ từ co 2 chân gập gối chống vuông góc với giường, gót chân chạm đầu ngón tay giữa là được. 

- Dùng lực ấn 2 bàn chân xuống giường, từ từ đẩy hông và thắt lưng lên cao (như hình), phần thân trước tỳ xuống giường. Giữ ở tư thế này từ 30 giây (= đếm nhẩm chậm từ 1… đến 30). Đủ thời gian, từ từ hạ người xuống, thư giãn hít thở sâu 3 lần (≈ 30 giây). Lặp lại động tác này 3 - 5 lần.

- Mỗi ngày tập bài này 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này làm mạnh các cơ bụng, các nhóm cơ mông, cơ đùi, cơ cẳng chân, đồng thời kéo giãn cơ gập hông, làm khỏe dây thần kinh hông to.

5. BÀI TẬP “TƯ THẾ RẮN HỔ MANG”

Tư thế chuẩn bị: Nằm sấp trên giường, hai chân duỗi thẳng, hai bàn chân cách nhau ≈ 10 cm. Đặt hai tay co về phía nách chống ngang ngực, các ngón tay xòe rộng. 

Thực hiện:

- Nhấn 2 bàn chân tỳ đùi, hông xuống giường, chống 2 bàn tay duỗi thẳng khuỷu tay nâng nửa người trên từ từ lên cao. Tiếp tục đẩy vai của bạn về phía sau và kéo căng thân trên theo chiều dài cột sống, mắt ngước lên trên.

- Đẩy thắt lưng về phía bụng hết mức có thể. Giữ ở tư thế này 30 - 60 giây (= đếm nhẩm chậm từ 1 ... đến 60). Đủ thời gian, từ từ hạ người xuống, thư giãn hít thở sâu 3 lần (≈ 30 giây).

- Lặp lại động tác này từ 5 - 10 lần.

- Mỗi ngày tập bài này 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này làm mạnh cơ lưng và cơ thắt lưng dưới, đẩy dần đĩa đệm bị phồng lồi về vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.

6. BÀI TẬP “TƯ THẾ GẬP NGƯỜI”

Tư thế chuẩn bị: Ngồi thẳng lưng trên trên giường, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt trên đùi.

Thực hiện:

- Vươn người ra phía trước, hai tay với thẳng tới các ngón chân, 2 chân duỗi thẳng; đầu cúi tối đa hướng về phía đầu gối. Giữ yên ở tư thế này từ 30 giây (= đếm nhẩm chậm từ 1… đến 30). Đủ thời gian, từ từ ngồi thẳng lưng trở về tư thế chuẩn bị, thư giãn hít thở sâu 3 lần (≈ 30 giây).

- Lặp lại động tác này 5 lần. Mỗi ngày tập 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này kéo giãn cơ duỗi lưng dưới, cơ ụ ngồi, cơ đùi sau, cơ cẳng chân.

7. BÀI TẬP “TREO NGƯỜI XÀ ĐƠN”

Tư thế chuẩn bị: Mặc quần áo rộng, đứng thẳng người dưới thanh xà đơn đã lắp chuẩn. Bệnh nhân đang đau nhiều thì nên đeo đai nịt cột sống khi tập “treo người xà đơn”.

Thực hiện:

- Giơ thẳng 2 cánh tay lên rộng hơn vai, đồng thời kiễng 2 gót chân. Hai tay bám chắc chắn vào thanh xà đơn, cánh tay duỗi thẳng, thả lỏng lưng và vùng thắt lưng. Giữ yên ở tư thế này từ 30 - 60 giây (= đếm nhẩm chậm từ 1… đến 30 ... 60). 

- Đủ thời gian, từ từ chạm mũi bàn chân xuống sàn, buông 2 bàn tay để chân tiếp sàn nhẹ nhàng. Đứng thẳng lưng trở về tư thế chuẩn bị, thư giãn hít thở sâu 3 lần (≈ 30 giây). Lặp lại động tác này 3 - 5 lần.

- Mỗi ngày tập bài này 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này kéo giãn cơ duỗi lưng dưới, cơ vuông, cơ chéo, cơ liên đốt, giãn đốt sống thắt lưng cùng đồng thời căng cơ cạnh cột sống thắt lưng giúp ép đẩy dần đĩa đệm bị phồng lồi về vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, giảm đau hiệu quả.

♦ NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM

Tập các môn thể thao như bơi, xà đơn, ... tốt cho sự giải phóng chèn ép tủy sống và rễ thần kinh. Chú ý: chỉ làm xà đơn qua tầm với tay 1 chút để tránh áp lực lên cột sống và đĩa đệm khi bật lên, khi hạ xuống.

Khi làm bất cứ công việc gì cũng phải luôn luôn đảm bảo cột sống thắt lưng thẳng, đặc biệt là nâng vác vật nặng.

Nằm giường, đệm cứng.

Đeo đai thắt lưng thường xuyên, cỡ đai phải đo trên người mình, không nên đeo loại dài quá hay ngắn quá đều không có tác dụng nâng đỡ cột sống, thời gian đau nhiều thì đeo thường xuyên, trừ khi nằm ngủ.

Thường xuyên tập các bài “vận động cột sống thắt lưng” theo hướng dẫn.

♦ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM

Không được xoay vặn người đột ngột. Hạn chế các môn thể thao phải xoay chuyển người nhiều như: cầu lông, tenis, đá bóng, chạy bộ nhanh, đi bộ nhanh, …

Không được cúi xuống để cố gắng nâng một vật quá nặng, có thể gây ra thoát vị đĩa đệm cấp tính.

- Không nên kiễng chân với một vật gì ở trên cao hoặc cố gắng với vật gì ở xa tầm với.

Không nên ngồi vắt chéo chân quá lâu, không nên nằm võng hoặc nằm ghế xích đu.

Không nên đi ô tô, xe máy đường dài, đường xóc gồ ghề. Nếu đi thì nên đeo đai thắt lưng.

 Dù bạn chữa bệnh đau thần kinh tọa theo y học hiện đại hay y học cổ truyền thì việc tập vận động cột sống thắt lưng đúng phương pháp là rất cần thiết vừa hỗ trợ điều trị vừa củng cố hạn chế tái phát.

Phòng Khám Đông Y Thái Bình:

“Trị bệnh từ gốc đến ngọn, từ trong ra ngoài” giúp khỏi bệnh và ổn định bệnh lâu dài.

* Chích lể: Chích lể các huyệt đạo trực tiếp liên quan đến bệnh, các huyệt đạo quan trọng của tạng phủ chi phối bệnh.

* Thủy châm: Tiêm các loại thuốc, Collagen, PRP phù hợp với bệnh lý vào các huyệt đạo đặc hiệu để trị bệnh.

* Cấy chỉ: Cấy chỉ tự tiêu vào các nhóm huyệt tiêu biểu đặc hiệu tại chỗ và từ xa giúp khống chế và trị bệnh hiệu quả nhanh nhất.

* Tân châm:  Châm Dao Siêu Vi là phương pháp mà y học trên thế giới gọi là “hiệu quả tức thì” bệnh đỡ ngay sau khi châm.

* Tác động cột sống: “Não và tủy sống là hệ thần kinh điều tiết tất cả mọi hoạt động của cơ thể". TĐCS điều trị >80% các loại bệnh.

* Ngâm chân: Ngâm chân buổi tối tại nhà, day ấn vùng phản xạ bệnh lý ở bàn chân theo hướng dẫn giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.

* Thuốc hoàn: Thuốc được bào chế 100% từ dược liệu sạch, an toàn.

Quý vị cần tư vấn thêm, liên hệ: Bs.Lương y Tuấn - DĐ.Zalo: 098.979.1982

Tổng lượt xem: 4103

Tổng số điểm đánh giá: 50 trong 5 đánh giá

Bạn đánh giá
4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
(5 đánh giá của khách hàng)

Thời gian mở cửa: 7h00 - 19h00 hàng ngày. Nghỉ các ngày Lễ, Tết.

(Vui lòng liên hệ trước khi đến khám bệnh)

Điện thoại: 098.979.1982 * 091.868.1982

Nội dung trên trang website có tác dụng tham khảo, không sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

 

Thiết kế bởi donet.vn

 

Đang xử lý...