Tel:   0989 791982 Hotline: 0989 791982 - 0918 681982 Email: tuan6282@gmail.com

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

05:12:00 04/12/2015

► Người sáng lập ra PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG là Lương y NGUYỄN THAM TÁN sinh ngày rằm tháng giêng năm Ất Mão tức là ngày 28/2/1915 tại Hoàng xá, huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phúc.

* Phương pháp Tác động cột sống (TĐCS) vốn quan niệm rằng cơ thể con người là một toàn thể sống, khép kín, không thừa, không thiếu. Chỉ cần dùng phép điều chỉnh để tái tạo khả năng tự sản-tự tiêu của cơ thể.

* Phương pháp TĐCS được xếp vào hệ thống Nhu thuật chỉ dùng phần bụng của các ngón tay cái, ngón tay trỏ, ngón tay giữa với các thủ thuật chẩn bệnh: ÁP, VUỐT, ẤN, VÊ và các thủ thuật trị bệnh: ĐẨY, XOAY, BẬT, RUNG, BỈ, LÁCH  và các phương thức trị bệnh: NÉN, SÓNG, ĐƠN CHỈNH, SONG CHỈNH, VI CHỈNH để giải tỏa các trọng điểm chữa khỏi bệnh.

► Ngày 04/01/1995, Trung Tâm Tác Động Cột Sống Việt nam được thành lập do cụ Tán làm Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học, rất nhiều các nhà khoa học tên tuổi đã tự nguyện và/ hoặc được phân công về tham gia vào ban giám đốc, tham gia làm Cố vấn Hội đồng khoa học (HĐKH) để trợ giúp Giám đốc Trung Tâm, gồm:

• Phó GĐ trung tâm – GS Phạm Duy Nhạc

• Phó GĐ trung tâm – Bùi Đức Cương
• Tư Vấn GĐ/ UV HĐKH – GS/ TS Nguyễn Tài Lương – GĐ Viện CN sinh học
• UV – GS Vũ Quang Bích – Bộ môn nội thần kinh Học viện Quân Y
• UV HĐKH – Bác sỹ Phạm Chiều Dương – Hiệu trưởng trường YH Dân tộc Tuệ Tĩnh
• UV HĐKH – Bác sỹ Trần Đức Đạo – Hiệu phó trường YH Dân tộc Tuệ Tĩnh
• UV HĐKH – GS/ Phó TS Phạm Kim – Nguyên Chủ tịch công đoàn Bộ Y tế VN
• UV HĐKH – GS Phạm Duy Nhạc – Nguyên Hiệu phó trường YH Dân tộc Tuệ Tĩnh
• UV HĐKH – GS Phạm Gia Văn – Bộ môn giải phẫu Học viện Quân Y

• Và nhiều các thành viên là học trò của Thầy

♦ Năm 2001 tôi chính thức được học phương pháp TĐCS - phương pháp điều trị bệnh đặc biệt của Y học cổ truyền Việt Nam. Thành quả đầu tiên là tôi chữa khỏi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho thân mẫu tôi năm 2002.

♦ Niềm tin vào TĐCS đã giúp tôi đam mê nghiên cứu học hỏi không ngừng kết hợp kiến thức về Kinh lạc học của YHCT với Thần kinh học & Giải phẫu của YHHĐ đem lại nhiều nụ cười hạnh phúc cho bệnh nhân.

►⇒ Với phương pháp TĐCS tuy còn non trẻ nhưng tôi đã gặt hái được nhiều thành công ngoài dự kiến. Đây là phương pháp mới mẻ đầy hứa hẹn, rất mong đồng nghiệp chung sức nghiên cứu và phổ biến rộng rãi để bệnh nhân khắp mọi miền Tổ quốc được chữa trị bằng phương pháp TĐCS đặc biệt của YHCT Việt Nam.

“Não và tủy sống là hệ thần kinh, điều tiết tất cả mọi hoạt động của cơ thể. Một mặt nó làm cho các bộ phận trong cơ thể thống nhất với nhau. Một mặt nó làm cho cơ thể thống nhất với ngoại cảnh, thiên nhiên và xã hội, chỗ mà cơ thể con người dựa vào đó mà sống”

GS.BS.Đỗ Xuân Hợp:

4 chức năng của tủy sống:

– Ý thức

– Dinh dưỡng

– Vận động sinh sản

2 đặc trưng của tủy sống:

– Chịu sự kích thích

– Thay cũ, đổi mới

3 phản xạ của tủy sống:

– Dựng chân lông

– Đổ mồ hôi

– Co cơ

3 đặc trưng gây nên bệnh tật:

– Vận động

– Cảm giác

– Thân nhiệt

 

Các huyệt Đông Y trên lưng:

– 17 huyệt Đốc mạch

– 32 Du huyệt

– 14 huyệt Hoa Đà giáp tích

Các dây thần kinh trên cột sống:

– 12 đôi dây thần kinh sọ não

– 33 đôi dây thần kinh tủy sống

 

Mối quan hệ giữa thần kinh và thể dịch:

– Không có thể dịch thì thần kinh không hoạt động được.

– Không có thần kinh thì không có chuyển hóa

– Không có chuyển hóa thì không có vận động

Phương pháp tác sống cột sống áp dụng để chữa các bệnh sau:

– Hệ thần kinh: suy nhược thần kinh, tâm thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau đầu, mất ngủ

– Hệ tuần hoàn: huyết áp cao, huyết áp thấp, tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não.

– Hệ nội tiết: các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục

– Hệ tiêu hóa: đại tràng, dạ dày, ruột non

– Hệ hô hấp: viêm họng, phế quản, ho, phổi

– Hệ xương khớp: vôi, gai, thoái hóa đốt sống, lệch đĩa đệm cột sống, đau các khớp vai, gối, tay, chân

* Các bệnh do nhiễm trùng, gãy xương không thuộc phạm vi chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống.

* Kiêng kỵ: Không ăn tôm và thịt bò gây co cơ.

 

Mục đích của chữa bệnh theo phương pháp tác động cột sống:

– Nhiệt độ thay đổi dẫn tới tổ chức biến đổi.

(Nhờ có nhiệt độ da mà phương pháp tác động cột sống chữa được nhiều bệnh khó)

– Đốt sống biến đổi dẫn tới tủy sống biến đổi

– Tủy sống biến đổi dẫn đến tổ chức biến đổi

– Phục hồi được đường thẳng sinh lý của hệ cột sống

– Phục hồi được đường cong sinh lý của hệ cột sống.

Điểm cốt lõi của phương pháp tác động cột sống:

– Phục hồi sự ngay thẳng kín khít của cột sống để chữa bệnh

– Bảo vệ sự cân bằng cột sống để phòng bệnh

Xác định trọng điểm và giải tỏa trọng điểm:

– Vấn đề cốt lõi của phương pháp tác động cột sống là phải: Xác định trọng điểm và giải tỏa trọng điểm:

– Trọng điểm là đốt sống bệnh lý, có lớp cơ bệnh lý phủ lên.

– Khi ta chữa đúng trọng điểm thì nhiệt độ tương ứng với nội tạng và nhiệt độ địa phương sẽ trở lại bình thường

– Chữa đúng trọng điểm sẽ làm cho đốt sống bệnh lý, lớp cơ bệnh lý và nhiệt độ bệnh lý tương ứng với nội tạng trở lại bình thường làm cho khỏi bệnh.

Thế nào là trọng điểm đã được giải tỏa:

– Nhiệt độ 3 vùng trở lại bình thường

– Các lớp cơ trên đầu gai sống, các lớp cơ ở khe đốt, cạnh đốt phải mềm mại, phải sờ vào đến đầu gai sống. Các lớp cơ bệnh lý phải thư nhuận trở lại bình thường.

– Các điểm đau bệnh lý và các điểm đau thuộc ổ bệnh trên cột sống phải hết đau.

– Các đốt sống bệnh lý phải trở lại bình thường, ngay thẳng, kín khít, phục hồi đường cong sinh lý và đường thẳng sinh lý của hệ cột sống.

– Trên các lớp cơ bệnh lý phải tiết ra 1 chất dấp dính như mồ hôi. Đó là hiện tượng đến ngưỡng.

 

Điều quan trọng đầu tiên khi khám và chữa bệnh phải xác định được và giải tỏa được 3 vùng nhiệt độ bệnh lý:

– Nhiệt độ da là bó đuốc soi đường trong khi khám và chữa bệnh.

– Vì nhiệt độ da biến đổi là cơ sở để xác định về sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Người có bệnh và không có bệnh.

– Có nhiệt độ da mới xác định được trọng điểm.

– Nhiệt độ da là cơ sở để thăm dò, tiên lượng bệnh, để theo dõi sự tiến triển của bệnh, để chữa bệnh được an toàn.

– Không tìm được nhiệt độ thầy thuốc sẽ mất đi phương hướng và sẽ rơi vào tình trạng chữa bệnh mò, chỉnh cốt học.

 

Ngón tay khi chữa bệnh:

– Khi đặt ngón tay vào chữa bệnh, ngón tay không được cứng nhắc, phải buông chùng gân cơ. Ngón tay gần như không có trương lực.

– Đặt ngón tay xuống nhưng không buông trôi, không tập trung lực vào đầu ngón tay.

– Phải thao tác nhẹ nhàng trên lớp cơ ngoài, tạo cảm giác êm dịu cho người bệnh.

– Không được ấn sâu, ghì mạnh để làm sầy da bệnh nhân.

2 nguyên tắc cơ bản trong khi khám và chữa bệnh:

– Chẩn bệnh lấy nguyên tắc đối xứng là cơ bản.

– Trị bệnh lấy nguyên tắc tạo sóng cảm giác là chính.

Làm thế nào để tạo được sóng cảm giác:

– Khi thầy thuốc đã sờ thấy đầu gai sống rồi mới được rung.

– Khi rung phải rung bằng đầu ngón tay và cổ tay, không được rung cả cánh tay hoặc cả thân người.

– Muốn rung được, phải tách đôi đốt sống lồi làm 2 phần, bằng cách dùng: 2 đầu ngón cái dựng lên cùng day vào giữa đốt sống lồi để tách lớp cơ lồi thành 2 phần.

Sau đó tập trung giải tỏa từng phần 1, cho đến khi lớp cơ thư nhuận, thầy thuốc sờ được vào đầu gai sống, lúc đó mới rung.

– Muốn rung được phải nén tĩnh. Dùng 2 ngón cái đè lên nhau. Ngón sát da phải rung. Ngón đặt ở trên phải nén tĩnh.

Lớp cơ bệnh lý:

– Lớp cơ bệnh lý là lớp cơ ngoài. Khi ta đẩy vào lớp da, thì hệ cơ dồn lại, nhưng không bị gợn lên. Đó là lớp cơ bệnh lý, ta phải tác động vào đó.

– Trường phái Palme lấy hệ cột sống làm gốc, phương pháp tác động cột sống lấy hệ cơ là chính, là gốc, là động. Còn hệ cốt sống là tĩnh. Hệ cột sống cử động được là do mọi sự điều khiển của hệ thần kinh.

Diễn biến của lớp cơ bệnh lý:

– Tủy sống bị kích thích gây co cơ

– Co cơ gây thành xơ.

– Xơ gây vôi hóa, cứng

– Vôi hóa, cứng gây nên đốt sống bị dính cứng.

– Đốt sống bị dính cứng gây nên hạn chế vận động.

 

Lớp cơ bệnh lý với bệnh chứng:

1- Thể rộng lớn = bệnh mới

Thể hẹp = bệnh lâu năm

Thể cường = giai đoạn 1 co cộm

Thể nhược = giai đoạn 2 co mỏng

2- Loại co cứng mỏng nặng hơn loại co cứng dày

– Loại mềm dày nặng hơn mềm mỏng.

– Loại co, cứng, mỏng dễ chết

– Loại co cứng gọn gàng khó chữa

3- Liên quan đến bệnh chứng:

– Co, cứng dày – teo, co dày liên quan đến bệnh cột sống

– Xơ: liên quan đến nội tạng, vận động.

– Teo, sần sùi: Đốt sống vôi hóa, thừa canxi, phim màu trắng.

– Co dày: Đốt sống thoái hóa (thiếu canxi)

– Cứng dày: Đốt sống dính khớp

– Cơ bùng nhùng, mềm dày: Lao

– Sợi dẹt: Ung thư

– Cơ teo trên: Đốt dống lõm

– Cơ teo dày: Đốt sống lồi

– Cơ co cụm nhưng không căng: Đốt sống lồi

– Cơ thẳng lưng 2 bên co cứng: Đốt sống lõm

Tư thế người bệnh để thăm khám và chữa lớp cơ:

– Lớp cơ ngoài: Người bệnh ở tư thế làm căng lớp cơ vùng phải chữa. Không được để chùng gân cơ

– Lớp giữa: Người bệnh ngồi thẳng

– Lớp trong: Người bệnh oằn lưng

 

BÀI CA TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

Bệnh nhức đầu kèm theo mất ngủ

Thần kinh suytrí nhớ giảm mau

Phải tìm nhiệt độ vùng đầu

Vuốt xem cột sống rối đau chỗ nào

Thấy C6,7 lồi cao và lệch

Đẩy gần vào hết sạch đau ngay

Trước tiên nhớ nắn cơ vai

Nếu là co cứng nhớ day cho mềm

Những đốt lõm chớ nên ấn nữa

Chỗ lệch lồi mới chữa mà thôi

Đỉnh đầu đau nhức từng hồi

S1,2,3 chữa rồi nhẹ ngay

Nếu mắt cứng nhớ day C1

Hồi hộp thì D1,2,3

Bồn chồn nóng bụng ruột rà

Chữa ngay D6 ắt là ngủ yên

Trí nhớ giảm chớ quên S4

Cùng với D7,8 một lần

Nếu vì táo bón, ít phân

L5; S1,2 phải cần sửa sang

Nếu do chức năng gan rối loạn

Chỗ D10 bạn nhớ rung, day

Co cơ C7 quá dày

Chẳng nên ngần ngại đắp ngay cua đồng

Nếu râm ran đau vùng eo trái

Do thận âm chữa tại L2,3

Thái dương đám rối nhức hoài

Liên quan tim phổi dạ dày mà ra

D7,8 chữa là khỏi hết

D12 điều nhiệt bình thường

Muốn cho bệnh khỏi, lực cường

“Tác động cột sống” thấy phương thuốc thần

Giới thiệu cột sống và đốt sống:

Cột sống do 33- 34 đốt sống tạo thành:

– 7 đốt sống cổ C1 -> C7

– 12 đốt sống lưng D1 -> D12

– 5 đốt sống thắt lưng L1 -> L5 Các đốt sống thắt lưng khỏe hơn vì chúng phải chịu toàn bộ sức nặng của thân trên gia trọng lên nó. Các mỏm gai ngắn, rộng. Ngang thân đốt sống to hơn, không tiếp khớp với xương sườn nên các mỏm ngang dài và nhọn. Lỗ đốt có hình tam giác.

– 4-5 đốt sống cùng S1 -> S5 cột sống đưa ra phía sau, thành 1 liên tảng, cao nhất là S5

– 4-5 đốt sống cụt (Coccxy) Các xương cụt đều đưa ra phía trước và cũng thành 1 liên tảng

Cấu tạo chung của 1 đốt sống:

– Một đốt sống nói chung gồm: Thân đốt sống hình trju gồm 2mawtj trên và dưới, hơi lõm ở giữa và 1 vành xương đặt xung quanh.

– Mỗi đốt sống bao gồm 1 cung xương và 1 thân xương. Từ cung xương nhô bảy mỏm là: 1 mỏm gai, 2 mỏm ngang và 4 mỏm khớp (2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới)

– Thân đốt sống ở phía trước, cung xương ở phía sau

– Thân và cung đốt sống giới hạn bởi lỗ đốt sống.

– Tất cả các lỗ đốt sống chồng lên nhau hình thành ống sống, trong ống sống chứa tủy sống.

– Chỗ cung đốt sống và thân đốt sống tiếp giáp nhau có các khuyết trên và khuyết dưới.

– Các khuyết của 2 đốt kề nhau tạo thành lỗ gian đốt, có các dây thần kinh tủy sống chui qua.

– Các đốt sống ở từng đoạn có cấu trúc khác nhau. giữa các đốt sống có đĩa đệm, bao lấy đĩa đệm là các dây chằng dọc và dây chằng ngang.

Các mốc quan trọng để xác định đốt sống

– C1 là nằm trên đường thẳng nối 2 bờ chẩm (gọi là đốt đội hình 1 vòng tròn dẹt, không rõ thân đốt, lỗ đốt rộng,không có gai sau, giúp hộp sọ có thể quay chuyển dễ dàng),

– C2 gọi là đốt trục hình khuyên tròn, phía trên và trước khuyên này lồi lên 1 mỏm gọi là mẩu răng khế (mỏm răng) Nếu trên C2 không có lớp cơ bệnh lý, không được tác động vào, dễ sinh bệnh.

– C3 nằm trên đường thẳng kéo từ 2 bên mang tai,

– C4 nằm trên đường thẳng kéo từ yết hầu vào,

– C7 lồi cao nhất và chuyển động,

– D1 ngay dưới C7 không chuyển động,

– D3 nằm trên đường thẳng nối 2 bờ trên của 2 xương bả vai,

– D7 nằm trên đường thẳng nối 2 bờ dưới của 2 xương bả vai,

– L2 nằm trên đường thẳng nối 2 đầu xương sườn cụt,

– L3, L4: – Nam: Bờ dưới cao hơn bờ trên L4

– Nữ : Bờ dưới L3 bằng bờ trên L4

– L4, L5: – Nam: L4, L5 đưa ra phía trước

– Nữ : L4, L5 vẫn thẳng đều

– L5: – Nam: Bờ dưới thấp hơn bờ trên S1

– Nữ : Bờ dưới L5 bằng bờ trên S1,

– Khe L4, L5 nằm trên đường thẳng nối 2 bờ xương hông (mào chậu).

..................................................................................

 

Tổng lượt xem: 8059

Tổng số điểm đánh giá: 103 trong 5 đánh giá

Bạn đánh giá
4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
(5 đánh giá của khách hàng)

Thời gian mở cửa: 7h00 - 19h00 hàng ngày. Nghỉ các ngày Lễ, Tết.

(Vui lòng liên hệ trước khi đến khám bệnh)

Điện thoại: 098.979.1982 * 091.868.1982

Nội dung trên trang website có tác dụng tham khảo, không sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

 

Thiết kế bởi donet.vn

 

Đang xử lý...