CHÍCH LỂ LÀ GÌ ?
05:09:00 20/09/2016
CHÍCH LỂ LÀ GÌ ?
Chích lể là phương pháp dùng vật sắc nhọn sạch, vô trùng như: kim chích lể, kim lấy máu, kim tiêm châm xuyên qua da nơi nào đó của cơ thể sao cho chảy máu ra. Phương pháp trị liệu này có tác dụng giảm đau tại chỗ, giảm sốt, điều hòa kinh mạch, chữa hiệu quả một số bệnh rất đơn giản.
TÁC DỤNG CỦA CHÍCH LỂ ?
"Khai thông huyết mạch"
Khí huyết trong cơ thể người luôn được chuyển dịch trong kinh mạch, lan tỏa khắp châu thân để nuôi dưỡng cơ thể hoạt động. Vì lý do nào đó dòng lưu chuyển khí huyết bị tắc nghẽn làm cho mọi hoạt động trong ngoài cơ thể mất điều hòa, âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh.
Một khi sự lưu thông khí huyết bị cản trở sẽ dẫn đến tình trạng ứ tắc, áp lực máu sẽ tăng lên và chèn ép các dây thần kinh gây đau nhức. Lúc đó não phải điều tiết cơ thể sản sinh ra các hormone để bù đắp cho sự thiếu thốn này đồng thời tiết ra endorphin nội sinh chống lại các cơn đau. Quá trình này tiêu hao rất nhiều năng lượng làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, tinh thần không ổn định. Để giải quyết tình trạng khí huyết trì trệ các thầy thuốc YHCT đã dùng một phương pháp đặc biệt hữu hiệu gọi là Chích lể.
Một mũi kim chích lể cùng lúc sẽ có nhiều tác dụng. Khi khí huyết ngưng trệ chèn ép dây thần kinh gây đau nhức, việc chích lể lấy máu ứ trệ ra sẽ khai thông huyết mạch giúp cho máu tuần hoàn tốt hơn và giải tỏa cơn đau. Khi đâm kim vào da, cơ thể sẽ phản ứng lại tạo nên một luồng kích thích khai thông các huyệt đạo tại vùng châm kim, như vậy sẽ có tác dụng tương tự như khi châm cứu (khai thông, giảm đau).
CHÍCH LỂ CÓ KHÓ KHÔNG?
"Dễ áp dụng"
Hệ thống mạch máu trong cơ thể người là một hệ kín. Khi lấy máu ứ, nhiệt độc, hàn độc… ra khỏi cơ thể sẽ tạo một lực hút mang máu mới từ các vùng khác của cơ thể đến. Do vậy chích lể sẽ giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và cung cấp đầy đủ oxy, dưỡng chất đến cho vùng bệnh. Ngoài ra, trị bệnh bằng phương pháp chích lể không dùng thuốc nên không gây ra tác dụng phụ. Khi nặn máu, cơ thể bệnh nhân như được massage giúp cho máu huyết lưu thông tốt hơn.
Y học cổ truyền áp dụng chích lể trong các trường hợp: trúng phong (giai đoạn cấp), cơn tăng huyết áp (khi không có sẵn trong tay thuốc hạ áp); phù nề các chi do viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch; đau lưng, đau thần kinh tọa; tắc tia sữa; chắp, lẹo; đau đầu do cảm… Phương pháp này có thể làm tại nhà hay bất kỳ đâu vì dụng cụ và thao tác rất đơn giản. Dụng cụ chích lể là một vật sắc nhọn như: kim tiêm, kim châm cứu, dao giải phẫu, thậm chí kim khâu, kim băng… miễn là được vô trùng bằng thuốc sát trùng.
CHÍCH LỂ CHỮA BỆNH GÌ ?
Một số bệnh chích lể hiệu quả:
Các huyệt để chích lể là nơi đau hoặc đầu ngón tay, ngón chân, tai, lưng… Tuỳ theo từng chứng bệnh mà chọn phác đồ huyệt.
- Trúng phong (giai đoạn cấp) chích các huyệt: Thập tuyên, Nhân trung, Thái dương, Ấn đường.
- Chắp lẹo: chích huyệt Phế du, Nhĩ tiêm.
- Tắc tia sữa: chích huyệt Kiên tỉnh, Thiếu trạch.
- Đau lưng cấp: chích huyệt Nhân trung, Hậu khê, Uỷ trung.
- Đau đầu do ngoại cảm chích các huyệt: Khúc trì, Thái dương, Ấn đường.
- Chữa sốt cao: Dùng tay để phía sau tai, vuốt cho tai nằm úp ra phía trước, điểm nhọn cao nhất trên tai bị gấp lại chính là huyệt Nhĩ tiêm. Dùng kim xuyên vào huyệt vị và nặn cho đến khi máu chảy ra khoảng 1-3 giọt là được. Chích lể huyệt này cùng huyệt phế du (nằm cách gai đốt sống lưng thứ 3 ngang ra hai bên 1,5 thốn) giúp lẹo mắt thuyên giảm rất nhanh.
- Hạ cao huyết áp ngừa tai biến mạch máu não: Chích Thập nhị tỉnh huyệt (12 đường kinh ở các huyệt trên 10 đầu ngón tay) và huyệt Chí âm (bờ ngoài ngón út, cách góc chân móng 0,2 thốn, trên đường tiếp giáp da gan chân và mu chân). Nếu giật méo miệng thì chích nặn máu dái tai, chích nặn huyệt Nhĩ tiêm và Ế phong.
CHÍCH LỂ NHƯ THẾ NÀO ?
* Sau khi dùng bông sát trùng dụng cụ chích lể và vị trí đau, chọc kim nhanh qua da độ sâu tùy vùng trung bình 1-3mm. Nặn máu mỗi điễm chích lể nặn từ 10-20 lần, thấm bằng bông gòn khô. Mỗi lần chích không quá 10 điểm.
* Không chích lể cơ thể suy nhược thiếu máu, người sốt xuất huyết, bệnh di truyền máu không đông, vùng da bị tổn thương, viêm tấy như phỏng, nhọt, … ./.
Tổng lượt xem: 6940
Tổng số điểm đánh giá: 58 trong 5.6 đánh giá
1 2 3 4 5