BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA VIÊM XOANG MŨI
09:11:00 02/11/2019
Viêm xoang mũi là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính nếu không đáp ứng điều trị nội khoa thì phải điều trị ngoại khoa.
1. Triệu chứng bệnh viêm xoang mũi
Triệu chứng của bệnh khá dễ dàng nhận biết. Người bệnh có thể căn cứ vào 4 dấu hiệu sau để xác định tình trạng viêm xoang mũi, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm.
+ Xoang hàm: nhức vùng má.
+ Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 9 - 11 giờ sáng.
+ Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
+ Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng trán, đỉnh, chẩm.
Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch viêm.
Viêm các xoang trước thì dịch viêm chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau thì dịch viêm chảy vào họng.
Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi.
Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng phổ biến của mũi khi bị viêm xoang. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả hai bên.
Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên: đau nhức, chảy dịch viêm, nghẹt mũi.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra 3 triệu chứng điển hình: Ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu.
Viêm xoang mũi kéo dài sẽ dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính, lao phổi, viêm dây thần kinh thị giác…. Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời và chính xác. Bên cạnh đó, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
2. Điều trị viêm xoang mũi bằng bài thuốc dân gian
Khi viêm xoang ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị bằng cách sử dụng các bài thuốc chữa viêm xoang mũi dân gian đơn giản tại nhà. Những loại thảo dược này nhìn chung đều có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và tăng miễn dịch khá tốt như:
* Gừng: Có tác dụng giãn mạch vùng mũi họng, làm chảy dịch mũi và đẩy dịch xoang ra ngoài. Bài thuốc từ gừng vô cùng đơn giản, người bệnh viêm xoang mũi đập dập 10g gừng tươi và hãm cùng 100ml nước sôi như pha trà, uống hàng ngày buổi sáng sẽ thấy triệu chứng viêm xoang thuyên giảm.
* Tỏi: Chuẩn bị 30g thái nhỏ, ngâm với 100ml rượu trắng trong 1 tuần. Khi dùng nhỏ vài giọt vào mũi và bóp nhẹ hai bên thành mũi. Nhờ tinh chất kháng viêm, diệt khuẩn, tỏi sẽ giúp trị viêm xoang. Ngày nhỏ 3 lần: sáng, trưa, tối.
* Nghệ vàng: Hoạt chất curcumin có trong nghệ đóng vai trò chống oxy hóa, kháng viêm, giảm sưng hiệu quả đối với bệnh viêm xoang. Thực hiện bằng cách trộn nghệ trộn cùng mật ong theo tỉ lệ 1:1. Mỗi lần dùng nửa thìa cà phê hỗn hợp này ngậm nuốt từ từ trong cổ họng khoảng 15 phút, ngày thực hiện 3-4 lần.
* Mật ong: Được coi như thuốc kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn Staph aureus và Pseudomonas aeruginosa, nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi. Lấy 2 thìa mật ong, hòa với 100ml nước ấm, uống hàng ngày buổi sáng là phương pháp đơn giản.
* Nước muối: Đổ nước muối NaCl 0,9% mua ở hiệu thuốc Tân dược ra bát và hít mạnh cho nước muối vào lần lượt từng bên mũi giữ 3-5 giây rồi xì ra, mỗi bên mũi hít vào-xì ra 5 lần. Cách làm đơn giản này sẽ giúp vệ sinh mũi và ngăn ngừa sự tiến triển của vi khuẩn gây xoang.
Phòng Khám Đông Y Thái Bình:
“Trị bệnh từ gốc đến ngọn, từ trong ra ngoài” giúp khỏi bệnh và ổn định bệnh lâu dài.
* Chích lể: Chích lể các huyệt đạo trực tiếp liên quan đến bệnh, các huyệt đạo quan trọng của tạng phủ chi phối bệnh.
* Thủy châm: Tiêm các loại thuốc, Collagen, PRP phù hợp với bệnh lý vào các huyệt đạo đặc hiệu để trị bệnh.
* Cấy chỉ: Cấy chỉ tự tiêu vào các nhóm huyệt tiêu biểu đặc hiệu tại chỗ và từ xa giúp khống chế và trị bệnh hiệu quả nhanh nhất.
* Tân châm: Châm Dao Siêu Vi là phương pháp mà y học trên thế giới gọi là “hiệu quả tức thì” bệnh đỡ ngay sau khi châm.
* Tác động cột sống: “Não và tủy sống là hệ thần kinh điều tiết tất cả mọi hoạt động của cơ thể". TĐCS điều trị >80% các loại bệnh.
* Ngâm chân: Ngâm chân buổi tối tại nhà, day ấn vùng phản xạ bệnh lý ở bàn chân theo hướng dẫn giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.
* Thuốc hoàn: Thuốc được bào chế 100% từ dược liệu sạch, an toàn.
Quý vị cần tư vấn thêm, liên hệ: Bs.Lương y Tuấn - DĐ.Zalo: 098.979.1982
Tổng lượt xem: 2100
Tổng số điểm đánh giá: trong đánh giá
1 2 3 4 5