THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ LIỆU PHÁP TIÊM PRP
09:11:00 02/11/2019
Tiêm tế bào gốc tự thân PRP là liệu pháp sinh học tự nhiên, thực hiện bằng cách tách tiểu cầu từ máu của chính người bệnh, là sản phẩm được chiết xuất từ một thể tích máu tự thân, trong đó có nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần mức cơ bản bình thường trong máu tĩnh mạch, gấp từ 2 đến 8 lần so với mức trung bình.
Nguyên lý điều trị huyết tương giàu tiểu cầu là dựa trên khả năng của tiểu cầu giải phóng ra các yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học để chống viêm và kích thích khả năng phục hồi, tái tạo tại chỗ của mô tế bào, trong đó có sụn khớp, gân, dây chằng, da,…
1. PRP là gì ?
PRP là từ viết tắt của cụm từ Platelet Rich Plasma (huyết tương giàu tiểu cầu), là một phần nhỏ tế bào có nguồn gốc từ Stem cells (tế bào gốc) được trích ra từ huyết tương. Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được sử dụng cho nhiều bệnh lý khác nhau, đã được thế giới ứng dụng thành công từ những năm 1950 đến nay.
Sửa chữa mô là một quá trình phức tạp bao gồm điều hòa hóa học, hình thành mạch, tăng sinh tế bào và hình thành chất nền. Tiểu cầu tham gia vào tất cả các chức năng này bằng cách giải phóng các yếu tố tăng trưởng có nhiều đặc tính tái tạo.
2. Vai trò của huyết tương giàu tiểu cầu trong sửa chữa vết thương:
PRP khi tiêm vào vị trí cần sửa chữa sẽ được hoạt hóa và các “hạt α” của tiểu cầu giải phóng các yếu tố tăng trưởng, các phân tử sinh học để chống viêm, giảm đau và kích thích khả năng phục hồi, tái tạo tại chỗ của mô tế bào, làm lành các tổn thương.
Tại đây mật độ các tế bào và mạch máu tăng lên, các yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu, cytokine, hormone, chất dinh dưỡng, PH môi trường, áp lực khí oxy, môi trường điện - hóa học, … thúc đẩy quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào gốc nguồn gốc trung mô thành các nguyên bào sợi, nguyên bào sụn, … và các tế bào khác cần cho sự tái tạo mô tương ứng.
3. Một số protein quan trọng như:
* Platelet-derived growth factor (PDGF-αα, ββ, αβ): yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu có tác dụng hóa ứng động đối với đại thực bào - thu hút đại thực bào tới nơi tổn thương; phối hợp PDGF với TGF-β, IGF có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng mạch máu, phân chia tế bào, hình thành da, chất căn bản xương, tổng hợp collagen.
* Transforming growth-factor-beta (TGF-β: β1, β2): yếu tố tăng trưởng chuyển dạng beta có tác dụng thúc đẩy các tế bào gốc nguồn gốc trung mô (sụn, xương, cơ, sợi….) và các nguyên bào xương… phân bào; thúc đẩy quá trình khoáng hóa của xương (khi phối hợp với PDGF). Các yếu tố tăng trưởng TGF-β còn phối hợp với IGF-1 và BMPs tham gia vào quá trình tổng hợp chất căn bản của sụn khớp.
* Vascular endothelial growth factor (VEGF): yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu, thúc đẩy hình thành mạch máu.
* Epidermal growth factor (EGF): yếu tố tăng trưởng biểu bì, thúc đẩy tăng trưởng tế bào và sự biệt hóa, hình thành mạch máu, hình thành collagen.
* PDECGF (platelet-derivedendothelial cell growth factor): yếu tố tăng trưởng nội mô nguồn gốc tiểu cầu.
* PDAF (platelet-derived angiogenesis factor): yếu tố tăng sinh mạch máu nguồn gốc tiểu cầu.
* ECGF (epithelial cell growth factor): yếu tố tăng trưởng tế bào biểu mô.
* Fibroblast growth factor-2 (FGF-2): yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-2, thúc đẩy tăng trưởng của các tế bào biệt hóa và hình thành mạch máu.
* Insulin-like growth factor (IGF): yếu tố tăng trưởng giống Insulin, một điều tiết sinh lý học bình thường trong gần như mọi loại tế bào của cơ thể. IGF-1 còn phối hợp với các yếu tố tăng trưởng TGF-β và BMPs tham gia vào quá trình tổng hợp chất căn bản của sụn khớp.
Các yếu tố khác do tiểu cầu sinh ra như PF4 (Platelet factor 4): yếu tố 4 tiểu cầu; Osteocalcin; Osteonectin; Fibrinogen, Vitronectin; Fibronectin; TSP-1: thrombospondin-1,… và nhiều chất khác; trong đó nhóm các chất Fibrinogen, Fibronectin, Vitronectin và TSP-1 tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông.
Liệu pháp huyết tương giầu tiểu cầu được chứng minh hiệu quả và có tính an toàn cao do lấy máu tự thân, quy trình khép kín vô trùng, không có khả năng bị lây nhiễm bệnh, không dị ứng và không gặp nguy cơ không tương thích.
4. Liệu pháp PRP được chỉ định cho những bệnh nào ?
Liệu pháp này được chỉ định điều trị khi bạn muốn chọn liệu pháp tự nhiên, an toàn hoặc khi mà việc uống thuốc hay tiêm thuốc không thể giúp lành bệnh. Những ứng dụng điển hình như:
- Tiêm PRP Nhãn khoa để chăm sóc mắt.
- Tiêm PRP Nha khoa trong chăm sóc răng miệng.
- Tiêm PRP cho tất cả các loại vấn đề về tóc.
- Tiêm PRP cho các vấn đề về da giúp làn da đẹp: căng da, sáng da, mềm mịn, …
- Tiêm PRP để chữa lành vết thương, sẹo lõm.
- Tiêm PRP chỉnh hình để chữa lành gãy xương.
- Tiêm PRP để giảm đau trong viêm khớp, thoái hóa khớp.
- Tiêm PRP để chữa lành các rối loạn cơ xương khớp.
- Tiêm PRP để sửa chữa tổn thương sụn, khớp.
- Tiêm PRP để sửa chữa tổn thương về gân, dây chằng.
- Tiêm PRP để giảm đau do hội chứng ống cổ tay.
- Tiêm PRP để điều trị vô sinh.
- Liệu pháp PRP cho bệnh bại não.
- Liệu pháp PRP cho bệnh COPD.
► Tỷ lệ chữa lành những bệnh lý này bằng liệu pháp PRP là rất cao.
5. Huyết tương giàu tiểu cầu được chiết tách như thế nào ?
Huyết tương giàu tiểu cầu được chiếc tách từ chính máu của bệnh nhân. Máu được lấy từ tĩnh mạch cánh tay của bệnh nhân và được cho vào một bộ dụng cụ (Bộ kit) để chiết tách lấy phần huyết tương giàu tiểu cầu. Sau đó phần huyết tương này sẽ được tiêm vào các vị trí bị bệnh của bệnh nhân.
6. Bạn muốn điều trị liệu pháp PRP ?
Bạn chỉ mất khoảng 30 - 45 phút để lấy máu, chiết tách huyết tương sau đó sẽ tiêm vào vị trí tổn thương (cần sửa chữa) của bạn. Sau khi nghỉ ngơi 10 - 15 phút bạn có thể ra về.
Bạn chỉ cảm thấy hơi đau, căng tức nhẹ vùng tiêm PRP. Cảm giác căng tức này sẽ hết sau tiêm PRP từ 8 giờ đến 24 giờ.
Bạn sẽ được bác sĩ hẹn cho lần tiêm tiếp theo là sau 1 tuần hoặc 2 tuần tuỳ tình trạng bệnh và sức khoẻ của bạn. Liệu trình thường từ 3 - 5 lần.
7. Để mang lại hiệu quả cao trong điều trị, cần chú ý:
* Khi đi làm liệu pháp PRP
- Không ăn quá no, không đói bụng, không mệt nhọc, không uống rượu; không uống nước ngọt có gas, chè đặc, cà phê đặc.
- Cần tắm rửa trước khi đến điều trị, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi.
- Người già, người tàn tật, trẻ em cần có người nhà đưa đón đến phòng khám.
- Cần mang theo kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu, phim XQ, đơn thuốc đang điều trị (nếu có) để thầy thuốc tham khảo cho việc xây dựng kế hoạch điều trị.
* Sau khi làm liệu pháp PRP
- Ngay sau khi tiêm, nên nằm nghỉ 10 - 15 phút trước khi về nhà.
- Tránh tiếp xúc nước vùng tiêm trong thời gian 24 giờ. Sau 1 ngày, có thể tắm rửa bình thường.
- Tình trạng hơi sưng và khó chịu sẽ tự hết dần sau 24 giờ.
- Một số người có thể bị đau tức vùng tiêm PRP từ 1 - 2 ngày. Để giảm đau và khó chịu, có thể dùng 2v Paracetamol 500mg x 1-2 lần/ngày.
- Nên nghỉ ngơi và giảm các hoạt động thường ngày của mình trong 2 ngày sau khi tiêm PRP.
8. KIÊNG KỴ: (3 ngày đầu tiêm PRP)
1. Kiêng dự đám tang, ra nghĩa trang.
2. Kiêng thực phẩm từ gạo nếp: xôi, bánh nếp, ...
3. Kiêng thịt chó, mèo, trâu, ngựa.
4. Kiêng thịt rắn, rươi, hải sản.
5. Kiêng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc.
6. Không làm việc nặng nhọc, không nên chơi thể thao trong 2 ngày đầu tiên sau tiêm PRP.
(Nếu phải dự đám tang: Trước khi đi cắt nhỏ 1 - 2 nhánh tỏi uống với nước ấm, khi về lấy 1 nắm lá trầu không nấu nước xông hơi hoặc dùng bồ kết khô ≈ 10 quả đốt xông khói bước qua lại ≈ 3 phút).
Để đăng ký điều trị liệu pháp PRP hoặc muốn biết thêm chi tiết quý vị vui lòng liên hệ Lương y Tuấn: 098.979.1982 * 091.868.1982
Tổng lượt xem: 2209
Tổng số điểm đánh giá: trong đánh giá
1 2 3 4 5