GIẢI PHẪU - SINH LÝ XOANG
11:07:00 21/07/2016
I. GIẢI PHẪU
1. Cấu tạo giải phẫu
Xoang là những những hốc nằm trong xương sọ và được mang tên cùng với tên của xương đó ví dụ như: xoang trán nằm trong xương trán, xoang hàm nằm trong xương hàm trên. Trong lòng xoang được lót bởi niêm mạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ (các lỗ thông mũi-xoang), các xoang mặt được chia thành 2 nhóm:
* Nhóm xoang trước: xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán vây quanh hốc mắt. Nhóm xoang này đều đổ ra ngách mũi giữa, nên các xuất tiết đều đổ ra mũi trước, là vùng hô hấp của hốc mũi. Vùng này mở thông ra ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn và dễ gây ra biến chứng mắt. Khi mới đẻ xoang sàng đã thông bào, xoang hàm còn nhỏ, xoang trán thì khoảng 4-7 tuổi mới bắt đầu phát triển. Xoang hàm có lỗ thông với hốc mũi rộng, lại liên quan nhiều đến các răng hàm trên nên các xoang trước thường bị viêm cấp tính thể nhiễm khuẩn, mủ.
* Nhóm xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm ở sâu dưới nền sọ, liên quan tới phần sau ổ mắt, dây thần kinh thị giác, xoang tĩnh mạch hang, tuyến yên. Xoang sàng sau đổ ra ngách mũi trên, xoang bướm đổ ra vùng khứu giác của hố mũi. Vùng này kín hơn, ít bị xâm nhập bởi nhưng nguyên nhân bệnh lý bên ngoài. Do xoang sau có lỗ thông với mũi ở phía sau khe trên nên xuất tiết thường chảy xuống họng và ít bị viêm cấp tính mà thường bị viêm mạn tính.
Các xoang đều có lỗ thông nối với nhau nên khi bị viêm 1 xoang kéo dài dễ đưa đến các xoang khác gọi là viêm đa xoang.
Các xoang trước dễ bị nhiễm khuẩn, nên thường hay viêm mủ và các triệu chứng biểu hiện ở phía trước (như đau ở mặt, chảy mủ ra ở cửa mũi trước, xì mũi ra mủ...).
Các xoang sau, ngược lại hay bị cương tụ và phù nề niêm mạc hơn là viêm mủ, các triệu chứng viêm xoang sau phần nhiều biểu hiện ra phía sau (như đau đầu vùng chẩm, nước mũi hoặc chất nhầy chảy ra cửa mũi sau, bệnh nhân khịt mũi chứ không xì mũi v...), các xoang nói chung thường hay viêm là do nguyên nhân viêm mũi, viêm họng.
2. Mạch máu và thần kinh hốc mũi.
2.1. Mạch máu: Những động mạch của hốc mũi xuất phát từ 2 nguồn mạch máu chính sau đây:
- Động mạch cảnh ngoài: Động mạch bướm khẩu cái là nhánh của động mạch hàm trong. Động mạch khẩu cái lên là nhánh của động mạch mặt.
- Động mạch cảnh trong: Động mạch sàng trước và động mạch sàng sau là nhánh của động mạch mắt.
Các nhánh của các mạch này tập trung ở vùng trước của vách ngăn mũi tạo thành điểm mạch (gọi là điểm mạch Kisselbach), nơi thường xảy ra chảy máu mũi.
2.2. Thần kinh hốc mũi:
- Thần kinh khứu giác.
- Thần kinh cảm giác do dây V chi phối.
- Thần kinh thực vật do hạch bướm khẩu cái chi phối.
II. SINH LÝ
Sinh lý của xoang dựa vào các điểm chính:
- Lưu thông không khí.
- Dẫn lưu dịch.
- Bảo vệ.
- Phát âm.
Vai trò của lông chuyển niêm mạc xoang và các lỗ tự nhiên của các xoang đổ vào các ngách giữa, ngách trên bảo đảm các chức năng này. Nếu các lỗ bị tắc, lông chuyển bị huỷ hoại, tình trạng bệnh lý sẽ phát sinh ở các xoang.
Phòng Khám Đông Y Thái Bình:
“Trị bệnh từ gốc đến ngọn, từ trong ra ngoài” giúp khỏi bệnh và ổn định bệnh lâu dài.
* Chích lể: Chích lể các huyệt đạo trực tiếp liên quan đến bệnh, các huyệt đạo quan trọng của tạng phủ chi phối bệnh.
* Thủy châm: Tiêm các loại thuốc, Collagen, PRP phù hợp với bệnh lý vào các huyệt đạo đặc hiệu để trị bệnh.
* Cấy chỉ: Cấy chỉ tự tiêu vào các nhóm huyệt tiêu biểu đặc hiệu tại chỗ và từ xa giúp khống chế và trị bệnh hiệu quả nhanh nhất.
* Tân châm: Châm Dao Siêu Vi là phương pháp mà y học trên thế giới gọi là “hiệu quả tức thì” bệnh đỡ ngay sau khi châm.
* Tác động cột sống: “Não và tủy sống là hệ thần kinh điều tiết tất cả mọi hoạt động của cơ thể". TĐCS điều trị >80% các loại bệnh.
* Ngâm chân: Ngâm chân buổi tối tại nhà, day ấn vùng phản xạ bệnh lý ở bàn chân theo hướng dẫn giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.
* Thuốc hoàn: Thuốc được bào chế 100% từ dược liệu sạch, an toàn.
Quý vị cần tư vấn thêm, liên hệ: Bs.Lương y Tuấn - DĐ.Zalo: 098.979.1982
Tổng lượt xem: 4675
Tổng số điểm đánh giá: 85 trong 4.8 đánh giá
1 2 3 4 5