HUYỆT CHIẾU HẢI
02:06:00 18/06/2021
HUYỆT CHIẾU HẢI
(Huyệt Giao Hội của kinh Túc Thiếu Âm Thận với mạch Âm Kiểu)
* Ý nghĩa tên huyệt: Chiếu = ánh sáng rực rỡ. Hải = biển, ý chỉ chỗ trũng lớn. Khi ngồi khoanh 2 bàn chân lại với nhau thì sẽ thấy chỗ trũng (hải) ở dưới mắt cá chân trong. Huyệt cũng có tác dụng trị bệnh rối loạn ở mắt (làm cho mắt sáng rực), vì vậy gọi là Chiếu Hải.
* Vị trí: Ở chỗ lõm ngay dưới mắt cá trong, từ đỉnh mắt cá trong đo thẳng xuống 01 thốn.
* Đường kinh: Huyệt số 6 của đường kinh Thận
* Cách châm cứu: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
* Xoa bóp bấm huyệt: Day bấm bằng ngón cái hoặc ngón trỏ, day tròn với lực vừa phải để tạo cảm giác căng tức vùng mắt cá trong. Mỗi lần day huyệt từ 1-3 phút, nên làm thường xuyên hàng ngày
* Tác dụng trị liệu
- Tại chỗ: Đau sưng mắt cá trong.
- Theo kinh:
-
Trị liệu các bệnh có liên quan đến vùng cổ họng, đặc biệt huyệt Chiếu hải giúp loại bỏ hoả khí do phần âm trong cơ thể bị hư ví dụ: bị khô họng, nóng trong họng, mất tiếng, khó nuốt, ho khan gặp ở những bệnh nhân gầy yếu, bệnh chữa lâu ngày không khỏi, người mệt mỏi.
-
Dùng trong các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, mất kinh, kinh hết sớm, khí hư ra nhiều mà nguyên nhân gây ra bởi tử cung bị lạnh do ăn uống nhiều đồ lạnh, ăn mặc không kín đáo.
-
Các vấn đề liên quan đến sinh dục nam như sưng, ngứa, dễ xuất tinh, xuất tinh không kiểm soát được.
-
Trị bệnh táo bón người gầy, yếu nóng trong người.
-
Các trường hợp mất ngủ, khó ngủ, ngủ hay mơ, dễ thức giấc, đổ mồ hôi ban đêm.
-
Các bệnh liên quan đến thần kinh như mệt mỏi kéo dài, sợ hãi.
Tổng lượt xem: 1054
Tổng số điểm đánh giá: 10 trong 5 đánh giá
1 2 3 4 5