Tel:   0989 791982 Hotline: 0989 791982 - 0918 681982 Email: tuan6282@gmail.com

YẾU HUYỆT LÂM SÀNG CỦA BS CAO QUANG NHAM

10:09:00 06/09/2022

Bác sĩ Cao Quang Nham, sinh năm 1942, hiện là giám đốc phòng khám Châm Cứu Y Học Cổ Truyền ở Vũ Hán. Ông là đời thứ 4 trong một gia đình có truyền thống Đông Y. Ông cũng rất may mắn khi được bái sư Danh Lão Trung Y – Bành Tử Ngọc là học trò của Ngự Y cuối đời Thanh – Trạch Phúc Đình. Ngoài ra ông còn được các danh lão tiền bối Trình Tân Nông, Vương Tuyết Đài, La Thi Vinh, Cao Trấn Ngũ chỉ điểm về châm cứu.

Ông kết hợp Châm cứu, Thuốc thang và Thuốc dán huyệt chuyên điều trị các bệnh dai dẳng khó chữa của Nhi khoa, Phụ khoa hiệu quả rất tốt như: Hay viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, Bại não, Động kinh, Chứng tăng động, Cam tích, Đi ngoài, Viêm thận mạn, Di niệu, Băng lậu, U tuyến vú, Vô sinh, Mụn trứng cá, Nám.

Ông cũng từng được mời sang Việt Nam tham gia Hội nghị chuyên đề quốc tế về hiện đại hóa Y học cổ truyền. Trong quá trình làm lâm sàng, trên cơ sở lĩnh hội sâu sắc các y thư và kinh nghiệm tiền nhân, kết hợp kinh nghiệm thực tế lâm sàng, tôi quy nạp, tổng kết ra một số huyệt thường dùng có hiệu quả nổi bật như sau.

1. Công Tôn: Đau bụng

Công tôn là huyệt lạc của kinh Túc Thái âm Tỳ, có thể liên lạc giữa kinh Tỳ và kinh Vị, là 1 trong bát mạch giao hội huyệt, lại có khả năng kiện tỳ hoà vị, thông điều trường phủ, tiêu thực hoá trệ, thanh nhiệt lợi thấp. 

- Sách Tịch Hoằng Phú chép: Đau bụng châm Công tôn, Nội quan chắc chắn khỏi bệnh.

- Lan Giang Phú ghi: Bệnh ở vùng ngực dùng Nội quan, dưới rốn dùng Công tôn. Thắng Ngọc Ca viết: Tâm vị thống châm Công Tôn. Đau bụng đầy chướng phối Nội quan, Túc tam lý

2. Thừa Sơn: Lưng, Thắt lưng

Lưng đau nhức là bệnh chứng của kinh Túc Thái Dương Bàng Quang.

- Đau lưng thực chứng nên phối hợp các huyệt A thị vùng lưng, Côn Lôn, Chí Thất, chủ yếu là châm, hoặc dùng kim tam lăng chích cho ra máu.

- Đau lưng hư chứng nên phối chủ huyệt Thận du, Mệnh môn, Quan nguyên, chủ yếu là cứu ngải.

- Bong gân cơ cấp tính vùng lưng phối Ngoại quan kết hợp Nhĩ châm: Yêu chùy,Thần môn, Kiên bối.

- Vai lưng đau mỏi phối Thiên tông, có thể châm hoặc cứu, hiệu quả tuyệt vời

- Lưng chân đau mỏi: Thừa Sơn, Trạch Điền Chí Thất, Trọng Hải, Mệnh Môn

3. Phong Trì: Đầu, Gáy

Túc Thiếu Dương và Mạch Dương Duy giao hội tại Phong Trì, mạch Dương duy lại thông Đốc mạch, Đốc mạch nhập lạc tại não, “ não là nơi trú ngụ của nguyên thần”. Vì vậy, có thể điều trị các loại bệnh ở vùng cổ gáy , tai mắt, 2 bên đầu tới não bộ.

- Đau nửa đầu phối Nội Quan, Phong Long, Bách Hội.

- Vẹo cổ cấp phối với Thiên trụ, Dương Lăng Tuyền, Huyền Chung.

4. Địa Thương: Mặt, Miệng

Địa thương là nơi giao hội của Thủ, Túc Dương Minh và Mạch Dương Kiểu, có công năng sơ phong thông lạc, điều hoà khí huyết. Có thể trị các bệnh ở vùng mặt miệng. Ngoài ra trong châm cứu thẩm mỹ thường dùng để điều trị nếp nhăn khóe miệng.

- Bách Chứng Phú chép: Giáp Xa, Địa Thương chữa méo miệng trong giây lát

- Linh Quang Phú ghi: Địa Thương có thể ngăn chảy nước dãi

- Liệt 7 ngoại biên phối Giáp xa, Hợp cốc, Phong long, Phong trì.

- Trẻ em hay chảy nước dãi phối Hợp cốc, Thừa tương, Túc tam lý

5. Nhị Định: Ho, Suyễn

- Định Suyễn là kỳ huyệt ngoài kinh, Định Khái là huyệt kinh nghiệm của tôi: Quyết âm du sang bên cạnh 1 thốn, tức là phía dưới gai cột sống ngực thứ 4 sang 2,5 thốn, chủ trị các chứng khái thấu, nhiều đàm, háo suyễn, ngực mãn phiền muộn, đau lưng.

- Phòng và điều trị cảm mạo ở trẻ em phối Đại Chùy (cứu), Túc tam lý (cứu).

6. Nhị Trụ: Dạ Đề

Thầy tôi: chuyên gia nhi khoa Bành Tử Ngọc quen dùng “Nhị Trụ” (Thân Trụ và Thiên Trụ) trong điều trị bệnh nhi khoa, dùng nhiều trong các chứng: dạ đề, trẻ em suy nhược cơ thể do bị chứng ngoại cảm, khái thấu, phối hợp dùng thuốc thang, hiệu quả càng cao.

7. Tam Âm Giao: Bụng dưới

Phạm vi điều trị của huyệt này rất rộng, tất cả các bệnh mà kinh của huyệt chạy qua đều có thể dùng.

- Châm Cứu Đại Thành viết: “Phối với Trung Cực trị huyết băng lậu”

- Bách Chứng Phú nói: “Phụ nữ kinh nguyệt thất thường, phối Địa Cơ, Huyết Hải”.

8. Chí Âm: Chuyển ngôi thai

- Chí âm là hội huyệt của kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, một trong ngũ du huyệt, huyệt tỉnh của kinh, Chí âm trên trị đầu thống, dưới điều hoà thai sản.

- Lệch ngôi thai kèm theo suy nhược cơ thể phối cứu ngải Tam âm giao hoặc Túc tam lý.

9. Nhị Câu: Táo bón

- Chi câu là huyệt hoả của kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu. Hoành Câu là huyệt kinh nghiệm điều trị táo bón của gia truyền nhà tôi truyền lại (từ huyệt Đại Hoành ra khoảng 1 thốn, xuống dưới khoảng 5 phân)

- Táo bón kèm theo nôn mửa phối Nội Quan, táo bón lâu ngày mà đau bụng phối huyệt Trường Cốc.

10. Ẩn Bạch: Băng Lậu

Ẩn Bạch Là huyệt Tỉnh của kinh Túc Thái Âm Tỳ, là huyệt thường dùng để điều trị bệnh xuất huyết. Nói chung đối với bệnh băng lậu, dùng pháp ngải cứu trong điều trị, phần lớn có hiệu quả.

11. Khổng Đương: Chảy máu mũi

- Đương Tuyền là huyệt kinh nghiệm điều trị chảy máu cam của Saito Yaushi vị bác sĩ châm cứu người Nhật Bản.

- Khổng Tối là huyệt khích của Thủ Thái Dương Phế kinh. Trên lâm sàng thực tiễn chứng minh có hiệu quả cầm chảy máu cam rõ rệt, ấn huyệt cũng có hiệu quả.

- Chảy máu cam kèm theo chứng chóng mặt, đau đầu phối thêm Ấn Đường, Phong Trì.

12. Nội Quan: Tâm vị

Nội Quan thuộc Thủ Quyết Âm Tâm Bào kinh, là bát mạch giao hội huyệt, thông Âm Duy mạch, mà Âm Duy mạch cùng với 3 kinh Túc Âm lại hội tại Nhâm mạch, còn cùng Túc Dương Minh Vị kinh tương hội, những kinh mạch đều tuần hoàn tại ngực bụng, cho nên “Âm Duy là bệnh khổ tâm thống”

- Lan Giang Phú: “ Hung trung chi bệnh Nội Quan đương”.

- Giáo sư Trình Tân Nông thường lấy các huyệt Nội Quan, Túc Tam Lý, Trung Quản, Công Tôn, hiệu quả khá tốt.

- Vị thống ngực phiền phối Kiện Lý, Thượng Quản, tâm phiền thất miên phối Nội Quan, Chiên Trung.

13. Trọng Hải: Đau chân

- Trọng Hải là huyệt kinh nghiệm của tiên sinh Vạn Vân Trình dùng để điều trị cẳng chân tê liệt, đau chân phong thấp, từ Hoàn Khiêu đo lên 2 thốn, đo ngang ra 1 thốn.

- Lưng mỏi chân đau phối Thận Du, Túc Tam Lý châm hoặc cứu.

14. Toản Trúc: Mắt

- Toản Trúc là huyệt quan trọng của kinh Thái dương Bàng Quang điều trị tốt các bệnh về mắt.

- Bách Chứng Phú viết “Mục trung mạc mạc, cấp tầm Toản Trúc Tam Gian”

- Đầu mắt đau nhức phối Hợp Cốc, Phong Trì, song thị sưng đỏ phối Hợp Cốc, Thái Dương, Nhĩ Tiêm, sau châm 2 huyệt kia thì dùng kim tam lăng chích máu.

15. Đại Chùy: Sốt cao co giật

- Đại Chùy là Thủ Túc Thái Dương kinh và Đốc mạch giao hội huyệt, là nơi giao hội của các kinh dương, thống lĩnh dương khí của toàn bộ cơ thể.

- “Bệnh của Đốc mạch, lưng cứng uốn ngược”, nói chung bệnh của não, động kinh gây ra co giật đều có thể dùng.

- Cảm mạo phát sốt phối Hợp Cốc, Nội Quan, Khúc Trì; Động kinh phối Thân Trụ, Phong Long, Hợp Cốc, Thái Xung.

16. Thiếu Thương: Đau họng

- Thiếu thương là huyệt tỉnh kinh Thủ thiếu âm phế. Trửu Hậu Ca viết : “huyệt nhiệt nhập tâm phế, kim vàng chích Thiếu thương”. Bố tôi thường lấy kim tam lăng để chích.

- Viêm họng phối Hợp cốc, Chiếu hải; Viêm họng mạn tính phối Thiên đột, Thái khê.

17. A Thị: Đau nhức mỏi

A thị huyệt còn gọi là thiên ứng huyệt, bất định huyệt. Ngọc Long Ca viết : “Toàn thân đau nhức không chịu được thì phải tỉ mỉ tìm bất định huyệt”.

- Đau đầu phối Phong trì, Bách hội, Hợp cốc, Ngoại quan, Thái dương;

- Đau thần kinh toạ phối Hoàn khiêu, Thừa phù,Âm lăng tuyền, Thừa sơn

- Viêm quanh khớp vai: A Thị, Đoạt Mệnh.

18. Nhân Trung: Cấp Cứu

- Nhân trung thuộc Đốc mạch, là huyệt quan trọng của cơ thể.

- Hôn mê phối Thập tuyên ( chích máu) hoặc bấm Thập Vương. kinh phong cấp ở trẻ em phối Ấn đường, Nội quan, Túc tam lý; Hysteria phối Hợp cốc, Nội quan, Phong long.

19. Tuyệt Cốt: Chóng mặt

- Tuyệt cốt thuộc kinh Đởm, có tác dụng thư can lý khí, ích tủy hoạt huyết, bổ thận kiện não, thư cân hoạt lạc.

- Cao huyết áp, đầu vựng hoa mắt phối Phong trì, Tam âm giao, Phong long, Hợp cốc, Thái xung.

20. An Thần: Mất ngủ

- An thần là huyệt kinh nghiệm.

- Mất ngủ dai dẳng khó chữa phối Tam âm giao, Túc tam lý; mất ngủ lâu ở bệnh nhân tỳ hư thực trệ phối Công tôn, Nội quan.

21. Tứ Phùng: Cam tích

- Tứ phùng là kỳ huyệt ngoài kinh, ngoài tác dụng điều trị suy dinh dưỡng chán ăn, điều trị ho gà hiệu quả cũng rất tốt.

- Cam tích kèm theo nôn mửa rõ phối Nội quan, Thừa mãn.

- Tiêu chảy phối Trường cốc, Trung quản.

- Tiện bí phối Chi câu, Hoành câu.

- Người gầy gòm hư nhược phối Túc tam lý, Đại chùy.

22. Quan Nguyên: Bổ hư

- Quan nguyên và Túc tam lý, Khí hải cùng được gọi là tam huyệt đại cường tráng cơ thể.

- Bệnh vô sinh Quan nguyên thấu Trung cực, Tử cung, Thái khê, Thái xung.

- Dương nuy: Quan nguyên thấu Trung cực, Túc tam lý, Thái khê, Chí thất.

23. Thông Lý: Bệnh Tim

- Thông lý chuyên điều trị tâm quý, đồng thời cũng là chủ huyệt đối với các bệnh tinh thần tình chí.

- Nhịp tim không đều phối: Thần Môn, Nội Quan, Đản Trung, Tam Âm Giao, Túc Tam Lý.

- Buồn bực: Thông Lý, Vô Danh, Phong Long, Phong Trì.

24. Lãi Câu: Điều Can Thận

- Lãi câu là lạc huyệt của Túc quyết âm Can, có liên lạc với 2 kinh Can Đởm, tác dụng điều tiết khí 2 kinh, cũng là điểm nhạy cảm trong thống kinh.

- Thống kinh phối Tam âm giao, Thái khê, Quy lai.

- Ngứa âm hộ phối Quan nguyên,Huyết hải, Tam âm giao.

- Viêm tiền liệt tuyến mạn tính phối Thái khê, Quan nguyên thấu Trung cực.

25. Súc Tuyền: Di niệu

- Huyệt Súc Tuyền gồm 4 điểm tổ hợp mà thành, huyệt này là huyệt kinh nghiệm được sáng tạo bởi Lão tiền bối Đặng Trực Tai là bạn thân của bố tôi. Trong trường hợp di niệu nặng Đặng lão phối với 3 huyệt Thập Thất Chùy, Khí Trung, Khí Môn. Đặng lão dùng bộ huyệt này điều trị di niệu hiệu quả như thần. Tôi sử dụng huyệt này kết hợp đắp thuốc thu được hiệu quả mãn ý.

- Trẻ nhỏ di niệu lâu năm không chữa khỏi: Súc Tuyền, Quan Nguyên thấu Trung Cực, Tam Âm Giao, châm kết hợp cứu, hiệu như phù cổ.

26. Nhị Quản: Vị thống

- Thượng quản, Trung quản dùng để chữa đau dạ dày, bụng chướng, viêm gan là kinh nghiệm thường dùng của bố tôi, gọi là Nhị Quản.

- Ngọc Long Phú viết : Thượng quản, Trung quản điều trị 9 loại tâm thống”; nếu có Tỳ hư bổ Trung quản, 2 kim hiệu quả thần kỳ.

- Đầy hơi, khó tiêu hóa: Nhị Quản, Túc Tam Lý.

- Sau hóa trị mà có phản ứng với hệ tiêu hóa: Nhị Quản, Hạ Thực Quan, Đại Chùy, Túc Tam Lý, Nội Quan.

27. Lan Vĩ: Ruột thừa

- Huyệt Lan vĩ là kỳ huyệt, từ Túc tam lý đo xuống 2 thốn

- Viêm ruột thừa phối A thị huyệt, Nhị Quản, Thượng cự hư, Hạ cự hư hoặc Trường cốc (châm cứu nên hướng về điểm McBurney)

28. Nhị Khê: Tiểu nhiều

- Thái khê là huyệt du của Túc thiếu âm Thận, kinh âm không có huyệt nguyên, nên lấy huyệt du thay thế, do đó lại là huyệt nguyên kinh thận, cũng là một trong Hồi Dương Cửu Huyệt.

- Hậu khê là huyệt du trong ngũ du của Thủ thái dương Tiểu trường kinh, là một trong bát mạch giao hội huyệt, có thể thông Đốc mạch.

- Thận hư tiểu nhiều lần, lưng đau vô lực phối Thận du, Chí thất, Túc tam lý, Thập thất chùy;

- Viêm tiền liệt tuyến cấp tính phối Âm lăng tuyền, Trung cực thấu Khúc cốt, thêm nhĩ châm 3 điểm Thận, Thần môn, Niệu đạo.

Chú thích vị trí 1 số huyệt trong bài viết:

1. Trường Cốc: Nằm ở bụng, từ rốn đo ra 2,5 thốn, tức Thiên Khu đo ra 0,5 thốn.

2. Trạch Điền Chí Thất: Khe đốt sống lưng 2-3 đo ngang ra 3 thốn, sau đó đo xuống 1 thốn.

3. Định Suyễn: Chính giữa C7 đo ngang ra 2 bên 0,5 thốn.

4. Định Khái: Quyết Âm Du đo ngang ra 1 thốn (tức D4 đo ngang ra 2,5 thốn).

5. Hoành Câu: Đại Hoành đo ra ngoài 1 thốn, sau đó đo xuống 5 phân.

6. Đương Tuyền: Từ Dũng Tuyền đo về phía gót chân 3 thốn.

7. Trọng Hải: Hoàn Khiêu đo lên 2 thốn, đo ngang về phía sau 1 thốn.

8. Đoạt Mệnh: Trung điểm của Xích Trạch và Kiên Ngung.

9. Thập Vương: Chính giữa móng tay đo lên trên phần da 0,1 thốn, 2 bên 10 ngón 10 huyệt.

10. An Thần: Nối 1 đường từ Ế phong đến Phong Trì, chia làm 3 phần, lấy điểm 1/3 gần Ế Phong, đo thêm 5 phân nữa là huyệt.

11. Vô Danh: Nằm giữa Đào Đạo và Thân Trụ.

12. Súc Tuyền: Dưới đốt sống thắt lưng thứ 5 đo ra trên dưới trái phải 1,5 thốn tổng có 4 vị trí.

13. Thập Thất Chùy Hạ: Dưới đốt sống thắt lưng thứ 5.

14. Khí Trung: Khí Hải đo ngang ra 2 bên 1,5 thốn.

15. Khí Môn: Quan Nguyên đo ngang ra 2 bên 3 thốn.

16. Hạ Thực Quan: Thạch Môn đo ra ngoài 0,5 thốn.

Tổng lượt xem: 578

Tổng số điểm đánh giá: trong đánh giá

Bạn đánh giá
4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
( đánh giá của khách hàng)

Thời gian mở cửa: 7h00 - 19h00 hàng ngày. Nghỉ các ngày Lễ, Tết.

(Vui lòng liên hệ trước khi đến khám bệnh)

Điện thoại: 098.979.1982 * 091.868.1982

Nội dung trên trang website có tác dụng tham khảo, không sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

 

Thiết kế bởi donet.vn

 

Đang xử lý...