CÔNG THỨC CHÂM CỨU
09:09:00 06/09/2022
NGUYÊN TẮC HÌNH THÀNH CÔNG THỨC CHÂM CỨU
Muốn điều trị tốt phải chẩn đoán tốt, đó là điều cốt yếu trong trị liệu. Nhưng cũng có khi chẩn đoán tốt mà điều trị cũng không công hiệu thường là do mấy nguyên nhân sau:
* Chẩn đoán nhận định không đúng.
* Chẩn đoán đúng bệnh, áp dụng đúng huyệt nhưng châm chưa đúng huyệt.
* Ấn đúng huyệt mà thủ thuật không đúng, chưa bảo đảm đắc khí.
* Châm đúng đắc khí nhưng chưa vận dụng phương pháp bổ tả đúng cách.
Vì vậy, muốn đạt kết quả phải chú ý vào áp dụng theo hai phương thức dưới đây:
- Định bệnh thủ huyệt.
- Định bệnh trị liệu.
I. ĐỊNH BỆNH THỦ HUYỆT:
1. Lấy huyệt theo cục bộ:
a) Đau đâu châm đấy:
Ví dụ: đau mắt trị mắt: tình minh
Đau lưng trị lưng: thận du
Đau khớp trị khớp: A thị
b) Đối chứng trị liệu:
Không trực tiếp chữa các huyệt tại bộ phận bị bệnh mà chẩn theo đối chứng, thí dụ: đau ngực châm Phế du, đau dạ dày châm Vị du.
c) Lấy huyệt xung quanh bộ phận bị bệnh.
Ví dụ: đau mắt dùng Dương Bạch, Thái dương. Đau ngực dùng huyệt Trung phủ, Cự khuyết…
2. Theo kinh lấy huyệt:
a) Bản kinh lấy huyệt: kinh nào bị bệnh thì lấy huyệt kinh đó.
b) Đối trắc: thủ huyệt, tay trái thì châm tay phải, ngược lại…
c) Phối hợp: kinh biểu lý lấy huyệt
d) Trái phải phối hợp.
Ví dụ:
- Đau đầu: châm thái dương 2 bên
- Đau dạ dày: châm Túc tam lý 2 bên
e) Tiền hậu tương phối: vừa phối hợp cục bộ và toàn thân
f) Âm dương tương phối: phối hợp giữa kinh âm và kinh dương
Ví dụ: Túc tam lý và Tam âm giao
g) Phối hợp giữa huyệt gần và huyệt xa
Ví dụ: phối hợp Hợp cốc và Thiên đột điều trị bệnh suyễn
h) Phối hợp giữa trên và dưới:
Ví dụ: điều trị dạ dày, nội quan, công tôn
i) Phối hợp theo chẩn đoán của y học cổ truyền
(Đây là 1 số phương pháp cơ bản, còn 1 số cách khác cũng đem lại kq tốt).
II. ĐỊNH BỆNH ĐIỀU TRỊ
Phương pháp châm và cứu phải phân biệt được hàn nhiệt, biểu lý, hư thực, âm dương sau đây:
- Biểu chứng châm nông, tả pháp và không cứu.
- Lý chứng châm sâu (bổ, tả), cứu (lý hàn) không cứu (lý nhiệt).
- Hư chứng châm bổ và cứu.
- Thực chứng phần biểu thực châm nông và tả.
- Lý nhiệt châm sâu và tả.
- Lý hàn châm sâu, bổ gia cứu.
(Nhiệt - châm, Hàn - cứu; Thực - châm, Hư - cứu)
Ngoài ra muốn châm có kết quả cần phải chú ý các phương pháp bổ tả: thuận kinh, ngược kinh, bình bổ bỉnh tả, …..
Một số chứng bệnh áp dụng phép cứu dưỡng sinh:
▪ Phàm các bệnh do trúng phong bị co giật, liệt yếu, bán thân bất toại, ký ức kém, khí hư, thoát giang, mê man, động kinh … cứu: Bách hội, Đại chùy, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Thủ tam lý.
▪ Phàm chứng đầu thống mắt hoa, chảy nước mắt, nước mũi, cứu: Thần đình
▪ Phàm chứng hầu phong, trướng thống, suyễn gấp, nghẹn, ho có đờm nhớt, trường mình, khí ngắn… cứu: Phong long, Chiên trung, Khí hải, Thiên đột.
▪ Phàm các chứng Tâm và bụng lạnh, đau, hồi hộp, đàm thực, tích uất, phục lương kết khối như cái mâm úp xuống, tích tụ, trưng hà, phúc trướng, trường tiết ăn uống không tiêu, cứu: Thượng quản, Trung quản, Chiên trung, Túc Tam lý.
▪ Phàm các chứng phúc trướng, khí suyễn, tích thực, từng khối, sắc mặt vàng, phản vị, hay ói, ăn không được, trường phích, tiêu chảy, đau bụng, xích bạch lỵ, nên cứu: Trung quản, Khí hải, Thần khuyết, Thiên xu, Túc Tam lý.
▪ Phàm con trai bị chứng Dương nuy, di tinh hoặc tảo tinh, hư tổn làm cho dưới rốn bị lạnh, hoặc tiểu tiện nhiều lần, ngũ lâm, bạch trọc, sán khí, dái teo, hoặc đàn bà kinh nguyệt không đều, khí trệ huyết ngưng phúc thống, khí suyễn, mặt đỏ gay, da thịt gầy còm, tay chân lạnh vô lực, thắt lưng bị đau, chân nhức, hoặc trẻ con đái dầm đêm…, cứu: Phế du, Cao hoang, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Tam âm giao.
▪ Phàm mặt bị mây che mở, hoặc đau dưới hông sườn, cứu: Dương lăng tuyền, Túc Lâm khấp, Hợp cốc, Quang minh.
▪ Phàm các chứng đau dữ dội ở đầu và trán, miệng mắt bị giật lệch, răng cắn chặt, bị câm thình lình, nói không ra tiếng, nên cứu: Khách chủ nhân, Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc.
▪ Phàm thương hàn truyền kinh không giải được, hoặc ngực bị kết thành bĩ khối, ho ra đờm, bụng bị trướng, hoặc Can khí bị uất kết, hoặc đàn bà bị nhiệt nhập huyết thất, hàn nhiệt vãng lai, lòng bàn tay và bàn chân bị phát nhiệt, đầu choáng váng, Tâm bị bứt rứt, nếu bị nặng có thể nói sàm… cứu: Kỳ môn, Tam Âm giao.
▪ Phàm các chứng Phong thấp, tý (tê), tê mất cảm giác, thiên khô bất toại (nửa thân bị bất toại), tay vô lực, chu thân đau chạy khắp nơi, da bị tróc, Ẩn chấn (bệnh sởi do kinh Thiếu âm hữu dư), Phong chẩn (bệnh giống lên sởi mà ngứa)… cứu: Khúc trì, Hợp cốc, Phong thị, Huyết hải, Hoàn khiêu.
▪ Các chứng kinh phong của trẻ con, khí suyễn, ho, ói ra đàm nhớt, cứu Xích trạch, Trung quản, Chiên trung.
▪ Trẻ con bụng bị trướng, ăn cơm vào không hoá xôn tiết, trường minh, đi tiểu vô độ, cứu: Tỳ du, Trung quản, Thần Khuyết, Thiên khu, Khí hải, Túc Tam lý.
▪ Phàm trúng phong bị co giật, thắt lưng và gối bị cứng, cúi ngửa bất tiện, đau lan đến hông sườn, chuyển mình khó khăn, hoặc do Phong Hàn Thấp Tý, cứu: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương Lăng tuyền, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Túc Tam lý, Tuyệt cốt.
▪ Phàm ho ra đàm, đàm thực làm cho khí bị ngăn, bụng trướng, ruột sôi. Vị thống, hung cách bị bứt rứt, đau, hoặc gối bị đau buốt, tay chân bị mềm nhũn ra khó đi đứng, cứu: Phế du, Cao hoang, Trung quản, Khí hải, Cách du, Túc Tam lý, Tam âm giao.
▪ Phàm các chứng phù thũng, bụng trướng, dùng tay ấn lên thấy như cái trống, tứ chi quyết nghịch, trướng mãn, đau nhức, nên cứu: Thủy phân, Đan điền, Thiên khu, Tiểu trường du, Tỳ du, Tam Âm giao.
▪ Các chứng sán khí, xệ dái, trứng dái sưng to bộ phận sinh dục teo co vào trong bụng, cứu: Quan nguyên, Khúc tuyền, Tam Âm giao, Đại đôn.
▪ Các chứng thuộc về huyết, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, cho đến khí huyết bất hoà, phản Vị thổ ra thức ăn, tự hãn, đạo hãn, cứu: Cách du, Can du, Tỳ du, Huyết hải, Hợp cốc, Phục lưu.
▪ Phàm chứng bệnh bứt rứt, dễ nổi giận, khí uất ho nghịch, mắt hoa đầu choáng váng, buồn khóc thất thường, cứu: Can du, Kỳ môn, Chương môn, Khí hải, Hành gian./.
Tổng lượt xem: 669
Tổng số điểm đánh giá: trong đánh giá
1 2 3 4 5