TÁI TẠO SỤN KHỚP NHƯ THẾ NÀO ?
03:11:00 17/11/2024
1. Sụn khớp có tái tạo được không?
Sụn khớp là lớp mô bao phủ đầu xương tại các khớp, có vai trò quan trọng trong việc giảm ma sát và bảo vệ xương. Tuy nhiên, sụn khớp có đặc tính là rất khó tái tạo tự nhiên, do thiếu các mạch máu, dây thần kinh và hệ thống tuần hoàn hỗ trợ. Điều này khiến sụn khớp khó hồi phục sau khi bị tổn thương, dễ dẫn đến thoái hóa khớp. Tuy nhiên, y học hiện đại và truyền thống đều đang nghiên cứu và phát triển các phương pháp nhằm kích thích tái tạo hoặc phục hồi sụn khớp. Quá trình tái tạo sụn khớp nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Độ tuổi: Người trẻ thì quá trình phục hồi sẽ diễn ra nhanh và tốt hơn. Việc sửa chữa và phục hồi sụn bị tổn thương sau tuổi trường thành theo cơ chế tự nhiên gần như là không thể.
- Mức độ tổn thương tại khớp
- Bệnh lý đi kèm, …
2. Các biện pháp tái tạo sụn khớp hiện đại
Hiện nay, y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ trong việc tái tạo sụn khớp thông qua các phương pháp sau:
Tiêm chất bôi trơn khớp: Các chất như axit hyaluronic có thể được tiêm vào khớp để cải thiện độ nhớt và bôi trơn khớp, giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và không tái tạo hoàn toàn sụn khớp.
Cấy ghép tế bào sụn tự thân (Autologous Chondrocyte Implantation - ACI): Phương pháp này lấy tế bào sụn từ cơ thể người bệnh, sau đó nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm và cấy ghép lại vào vùng sụn bị tổn thương. ACI có thể giúp tái tạo sụn khớp, đặc biệt là trong các trường hợp tổn thương nhỏ. Được chỉ định thực hiện với những trường hợp bị tổn thương sụn khớp ở mức độ nhẹ và có các mô khỏe mạnh xung quanh. Mục đích của việc ghép sụn khớp là tái tạo lại sụn khớp và ngăn ngừa quá trình thoái hóa sụn khớp tiếp tục diễn ra. Từ đó, khớp bị tổn thương sẽ dần phục hồi chức năng vận động cũng như tính linh hoạt vốn có.
Hiện tại, y học có hai kỹ thuật ghép sụn là ghép tạo hình và ghép tế bào sụn. Dựa vào tình trạng bệnh ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ghép sụn cho phù hợp.
- Ghép tạo hình: Được tiến hành bằng cách ghép một mảnh sụn khỏe mạnh vào vị trí sụn bị tổn thương. Phần sụn này có thể lấy từ các vị trí khác trên cơ thể hoặc từ người hiến tặng.
- Ghép tế bào sụn: Bác sĩ sẽ lấy tế bào sụn khỏe mạnh bên trong cơ thể để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Khi đủ điều kiện cấy ghép, tế bào sụn này sẽ được bơm vào chỗ sụn bị hư hỏng rồi dùng màng xương mỏng để che lại.
Sử dụng tế bào gốc: Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, bao gồm cả tế bào sụn. Các nghiên cứu đang thử nghiệm cấy ghép tế bào gốc từ mô mỡ, tủy xương hoặc máu dây rốn để tái tạo sụn khớp.
Kỹ thuật vi khoan (Microfracture): Phương pháp này tạo ra các lỗ nhỏ ở bề mặt xương dưới sụn để kích thích việc hình thành sụn mới. Tuy nhiên, sụn mới này thường là sụn xơ (fibrocartilage) thay vì sụn hyaline (sụn khớp tự nhiên), có độ bền và khả năng chịu lực kém hơn.
Dùng thuốc tái sinh sụn khớp: Phương pháp này rất thích hợp với những trường hợp bị hư hỏng sụn khớp do thoái hóa, chấn thương và bệnh lý. Thuốc tái sinh sụn khớp bổ sung các thành phần dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương và sụn. Thuốc giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp một cách hiệu quả. Người bệnh cần sử dụng thuốc tái tạo sụn khớp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại. Một số loại thuốc tái tạo sụn khớp nhận được đánh giá tốt từ người tiêu dùng là:
Ăn uống khoa học: Đây được xem là cách làm chậm tốc độ thoái hóa và đẩy nhanh tốc độ tái tạo sụn khớp an toàn và hiệu quả nhất. Các nhóm dưỡng chất và nhóm thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là:
+ Glucosamine Optimax
+ Kirkland Glucosamine HCL
+ Glucosamine Chondroitin MSM
- Acid béo omega-3: Omega-3 có tác dụng chính là kháng viêm và kích thích sản sinh dịch nhờn bôi trơn khớp.
- Canxi: Đây là thành phần khoáng chất rất cần thiết đối với sức khỏe xương khớp, giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe và ổn định hoạt động của khớp.
- Vitamin D: Cơ thể người cần được cung cấp đủ vitamin D để quá trình vận chuyển và hấp thụ canxi diễn ra một cách tốt nhất, ngăn ngừa khởi phát của các bệnh lý về hệ xương khớp. Đặc biệt, cơ thể còn có thể tự tổng hợp vitamin D thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Vitamin C: Tác dụng của vitamin C là chống viêm, giảm đau và phòng ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như trái cây có múi, ớt chuông,…
- Chất chống oxy hóa: Bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể sẽ có tác dụng làm chậm tốc độ lão hóa, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do gây hại. Từ đó, sụn khớp cũng sẽ được bảo vệ và đẩy nhanh tốc độ tái tạo. Các chất oxy hóa mà bạn có thể bổ sung cho cơ thể thông qua việc ăn uống là vitamin, curcumin, lycopene, lutein,...
Phòng Khám Đông Y Thái Bình:
“Trị bệnh từ gốc đến ngọn, từ trong ra ngoài” giúp khỏi bệnh và ổn định bệnh lâu dài.
Chích lể: Chích lể các huyệt đạo đặc hiệu, các huyệt đạo quan trọng của tạng phủ chi phối bệnh.
Cấy chỉ: Cấy chỉ tự tiêu vào các nhóm huyệt tiêu biểu đặc hiệu giúp khống chế và trị bệnh hiệu quả nhanh nhất.
Châm cứu: Giúp khai thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, giảm đau an thần phục hồi nhanh bệnh tật.
Châm dao siêu vi: Là phương pháp mà y học trên thế giới gọi là “hiệu quả tức thì” bệnh đỡ ngay sau khi châm.
Thủy châm: Tiêm các loại thuốc phù hợp, Collagen type 1, PRP (huyết tương giàu tiểu cầu)... vào các huyệt đạo đặc hiệu để trị bệnh.
Tác động cột sống: “Não và tủy sống là hệ thần kinh điều tiết tất cả mọi hoạt động của cơ thể". TĐCS điều trị >80% các loại bệnh.
Tác động bàn chân: Ngâm chân và day ấn tác động vùng phản xạ bệnh lý ở bàn chân theo hướng dẫn giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.
Thuốc hoàn: Thuốc được bào chế 100% từ dược liệu sạch, an toàn.
Quý vị cần tư vấn về sức khoẻ vui lòng liên hệ: BS.LY TUẤN - DĐ.Zalo: 098.979.1982
Tổng lượt xem: 53
Tổng số điểm đánh giá: trong đánh giá
1 2 3 4 5