BÀN CHÂN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
10:11:00 04/11/2021
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ ĐÔI BÀN CHÂN
Một số thông tin cần biết về đôi bàn chân yêu quý của chúng ta:
Tiến sĩ người Mỹ Suzanne Levine tác giả cuốn sách “My Feet are Killing Me” đã tiết lộ một số dấu hiệu về sức khỏe hiển thị trên đôi bàn chân của mọi người, tiến sĩ nói rằng: “Chúng ta nên đối xử với đôi bàn chân như cách chăm sóc mặt”.
• Một người trung bình đi 10.000 bước mỗi ngày, điều này tương đương 185.000 km trong cả đời người, đủ để đi vòng quanh trái đất 4 lần. Nói như vậy để thấy chúng ta gây áp lực như thế nào đối với đôi bàn chân.
• Đôi bàn chân chứa đến 1/4 số xương trong cơ thể: với 52 xương, 66 khớp, 214 dây chằng, 38 cơ và gân, có tới 7000 đầu mút thần kinh, có nhiều đầu mút thần kinh thông với đại não và có sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở bàn chân với các cơ quan của cơ thể. Bàn chân là bộ phận rất phức tạp và quan trọng của cơ thể cần sự quan tâm chu đáo của mỗi người.
• Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi làm ấm đôi bàn chân sẽ có tác dụng làm giãn nở các mạch máu ở não, tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu lên não nhờ đó hạn chế được tai biến mạch máu não thường gặp ở người cao tuổi bị xơ vữa động mạch. Y học hiện đại coi bàn chân là “trái tim thứ hai” của con người.
Theo Y học cổ truyền:
* Bàn chân là gốc của cơ thể, từ lòng bàn chân đến qua mắt cá chân 3 thốn (tấc) ≈ 6,5 cm có hơn 150 huyệt vị (78Kinh huyệt + 58Kỳ huyệt + 38Tân huyệt).
* Bàn chân là nơi xuất phát và dừng lại của 6 Đại Kinh lạc: Túc Thái Dương Bàng Quang, Túc Thiếu Dương Đởm, Túc Dương Minh Vị, Túc Thiếu Âm Thận, Túc Quyết Âm Can, Túc Thái Âm Tỳ.
* Bàn chân là cửa ngõ vào - ra của “Thấp, Hàn”; là nơi mà cân, cơ, xương, khớp, kinh mạch phải làm việc tối đa để nâng đỡ toàn bộ cơ thể.
* Cổ nhân dạy: “Dưỡng thụ hộ căn, dưỡng nhân hộ cước; Sau ăn ba trăm bước, trước ngủ một chậu ngâm” nghĩa là: Chăm cây cần bảo vệ rễ, chăm người cần bảo vệ chân; Sau ăn no không nên nằm nghỉ ngay, trước khi đi ngủ nên ngâm chân để chân được thư giãn và hồi phục.
TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA VIỆC NGÂM CHÂN HÀNG NGÀY
- Giảm stress, thư giãn thần kinh, giảm đau đầu, giúp ngủ ngon.
- Giảm mệt mỏi cơ bắp, thư giãn gân cốt, tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của bàn chân.
- Nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện hệ hô hấp, cải thiện hệ tuần hoàn.
- Ngăn ngừa các bệnh về khớp, thoái hóa khớp, bệnh gút, chuột rút, thông kinh hoạt lạc, trừ phong thấp.
- Chống lạnh chân tay, tê buồn chân tay, khử mùi hôi bàn chân, mẩn ngứa, dị ứng, ...
- Kích thích các đầu mút thần kinh phản xạ đến đại não.
- Điều chỉnh chức năng và trạng thái sinh lý của các tổ chức trong cơ thể.
- Kéo dài tuổi xuân và tăng tuổi thọ do cải thiện việc trao đổi chất ...
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI NGÂM CHÂN
- Nơi ngâm chân tránh gió lùa, không bật quạt, điều hòa lạnh.
- Chậu ngâm chân có thể dùng: chậu gỗ, chậu nhựa, chậu nhôm, ...
- Nhiệt độ nước tốt nhất để ngâm chân là 40 - 45oC.
- Thời gian mỗi lần ngâm chân 30 - 45 phút.
- Thời gian ngâm chân hợp lý trong ngày là buổi tối: sau bữa ăn 2 giờ trước ngủ 1 giờ. (Khi cần có thể ngâm 2 - 3 lần/ngày: 8 - 9h sáng, 14 - 15h chiều, 20 - 21h tối). Ngâm chân sau bữa ăn ít nhất 1 giờ.
- Người già, trẻ em, người ốm cần có người khác bên cạnh khi ngâm chân.
- Trong lúc ngâm chân, thấy người khó chịu thì dừng ngay buổi ngâm chân.
- Ngâm chân xong: lau khô chân, tránh gió và lạnh.
- Sau khi ngâm chân, xoa bóp bàn chân 15 - 20 phút theo các vùng phản xạ để phòng và chữa bệnh của mình./.
Cần tư vấn thêm liên hệ Lương y Tuấn: Zalo/DĐ: 098.979.1982 * 091.868.1982
Tổng lượt xem: 1353
Tổng số điểm đánh giá: 19 trong 5 đánh giá
1 2 3 4 5