Tel:   0989 791982 Hotline: 0989 791982 - 0918 681982 Email: tuan6282@gmail.com

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN SỎI THẬN, SỎI TIẾT NIỆU

02:12:00 04/12/2015

* Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của sỏi. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày. Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiết niệu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. 

* Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4g mỗi ngày) có thể gây bệnh. Hậu quả là thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa. Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt, gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng(có nhiều từ nguồn nước giếng khoan) có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.

* Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh bắt đầu thấy đau. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng. Có khi sỏi được thải ra cùng nước tiểu. Khi thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.

>>> Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận và tiết niệu:

Phương pháp đa năng và đơn giản nhất để phòng ngừa hình thành sỏi thận là pha loãng nước tiểu, do đó cần uống nhiều nước, để mỗi ngày thải ra khoảng 2 đến 2,5 lít nước tiểu. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với người mắc bệnh tim mạch.

>>> Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát?

1. Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được. Ngoài ra hạn chế các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm: các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê, đậu phộng.

2. Muối: Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Ngoài ra cần giảm thức ăn có hàm lượng canxi cao, axit ascorbic và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, trà đặc, đậu phộng. Hạn chế muối và mỡ.

3. Uống nhiều nước: Đây là điều quan trọng nhất. Nêu uống khoảng 2,5 - 3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có. 

4. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (sữa, phomai): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phomai (khoảng 800 - 1.300mg canxi). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ có nguy cơ bị loãng xương. 

Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

5. Giảm thực phẩm chứa nhiều oxalat: trà đặc, cà phê, rau muống. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm: các loại đậu, củ cải đường, dâu, sô-cô-la và đậu phộng.

6. Nên uống nhiều nước, nước chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

7. Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. 

8. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng lợn, lòng gà...

* Cần lưu ý ở người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và được hướng dẫn chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân.

* Nhu cầu nước của người Việt Nam trưởng thành trung bình 40ml/kg/24h. Như tôi nặng 65kg thì nhu cầu nước trong ngày là: 65 x 40 = 2.600ml (2,6 lít).

KẾT LUẬN: 

1. Uống đủ nước theo nhu cầu cơ bản là quan trọng nhất: 40ml/kg/24h. Nếu chơi thể thao hoặc công việc ra nhiều mồ hôi, sốt, tiêu chảy,… thì cần uống thêm nước theo nhu cầu khát nước, mất nước. 

2. Nên bổ sung: nước chanh, bưởi tươi, rau tươi.

3. Nên giảm: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng lợn, lòng gà; muối và mỡ; các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, trà đặc,cà phê, đậu phộng, rau muống; Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (sữa, phomai).

Nếu cần tư vấn thêm, quý vị vui lòng liên hệ trực tiếp L.Y.Tuấn: 098.979.1982 * 091.868.1982

Tổng lượt xem: 3478

Tổng số điểm đánh giá: 29 trong 4.8 đánh giá

Bạn đánh giá
4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
(4.8 đánh giá của khách hàng)

Thời gian mở cửa: 7h00 - 19h00 hàng ngày. Nghỉ các ngày Lễ, Tết.

(Vui lòng liên hệ trước khi đến khám bệnh)

Điện thoại: 098.979.1982 * 091.868.1982

Nội dung trên trang website có tác dụng tham khảo, không sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

 

Thiết kế bởi donet.vn

 

Đang xử lý...