NÁM DA: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ
08:07:00 26/07/2016
* Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau xung quanh đến tình trạng nám da ở phụ nữ. Nếu xét nguyên nhân gây nám da như một tảng băng thì phần nổi là sự tăng sinh quá mức các sắc tố melanin trên da, còn phần chìm chính là những nguyên nhân gây kích hoạt tăng sinh melanin.
* Nám da là vấn đề không còn quá xa lạ đối với phụ nữ, đó là tình trạng da xuất hiện những đám màu nâu hoặc màu xám nâu trên da. Nám da mặt là loại nám da hay gặp nhất, sự thay đổi sắc tố da có thể xảy ra trên da mặt, môi, trán, cằm, sóng mũi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gặp ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da vùng cánh tay hay cổ.
* Nám da thường gặp nhất ở phụ nữ 20-50 tuổi (phụ nữ trong độ tuổi sinh sản), trong đó nám da ở phụ nữ có thai và nám da sau sinh khá phổ biến. Nam giới ít khi bị nám da hơn nữ giới. Bệnh cũng liên quan đến đến địa lý, chủng tộc, màu da khi mà phụ nữ châu Á, da màu có tỷ lệ nám da cao hơn so với phụ nữ da trắng.
1. NGUYÊN NHÂN BỆNH NÁM DA
Nguyên nhân gây nám da có thể được giải thích do rối loạn sắc tố thứ phát. Điều này có thể đến từ nguyên nhân nội sinh, ngoại sinh hoặc đôi khi là sự kết hợp của cả hai.
1.1. Nguyên nhân nội sinh
* Sự lão hóa là một quá trình tất yếu của da.
* Sự thay đổi nội tiết tố:
+ Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân gây nám da phổ biến ở chị em độ tuổi 30. Nội tiết tố nữ (chủ yếu là estrogen) là một trong những hormon rất quan trọng giúp tạo nên vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của người phụ nữ, hàm lượng estrogen thường dao động từ 50-400pg/ml. Nếu nồng độ estrogen dưới ngưỡng 100pg/ml thì cơ thể bị rối loạn nội tiết tố. Estrogen còn có vai trò kiểm soát hormon MSH - hormon kích thích sản sinh melanin trên da. Do đó, rối loạn estrogen sẽ kích thích hoạt động hormon MSH khiến da xuất hiện những đốt thâm nám, sẫm màu.
+ Nám da có thể xảy ra ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ sau sinh; những người sử dụng thuốc tránh thai hay nội tiết thay thế. Phụ nữ khi mang thai sẽ trải qua quá trình tăng sắc tố do estrogen tăng sinh đột ngột. Website nổi tiếng về sức khỏe của Mỹ healthline.com đã đưa ra bằng chứng cho thấy 10-15% phụ nữ mang thai có nguy cơ hình thành nám sau đó. Bên cạnh đó, 10-25% phụ nữ dùng thuốc tránh thai đường uống sẽ có nguy cơ hình thành nám cao hơn bình thường. Một lời khuyên dành cho ai đang uống thuốc tránh thai và có những biến đổi trên da mặt là cần đi thăm khám ngay để kiểm tra chính xác tình trạng da và có hướng xử lí kịp thời.
+ Nám da cũng có thể gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh lý nội tiết tại tuyến giáp, buồng trứng. Theo một nghiên cứu được chỉ ra của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ NCBI, những phụ nữ mắc bệnh lý tuyến giáp có nguy cơ hình thành nám cao hơn nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
* Do di truyền: Theo nghiên cứu khoảng 30% phụ nữ bị nám xuất phát từ yếu tố di truyền. Chính vì thế nếu gia đình có ông bà, cha mẹ, người thân bị nám, nguy cơ phụ nữ bị nám rất cao. Đối với nám do di truyền việc điều trị sẽ rất khó khăn nếu không sử dụng đúng phương pháp điều trị.
* Stress kéo dài: Căng thẳng (Stress) kéo dài khiến Pregnenolone trong tuyến thượng thận chỉ còn đủ khả năng ức chế Cortisol mà mất đi khả năng cân bằng hormone giới tính Estrogen – Testosterone. Estrogen quá cao hoặc không cân bằng là yếu tố kích thích tăng sinh Melanin hình thành nám.
* Nhiễm độc thủy ngân, chì, corticoid,... có trong các loại mỹ phẩm.
* Cơ địa.
1.2. Nguyên nhân ngoại sinh
- Do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào thời điểm nắng nóng cao độ, lúc này tia UV sẽ tác động trực tiếp lên da gây hiện tượng bỏng rát, nóng, tổn thương và kích thích tăng sản melanin gây nám da. Lời khuyên cho phụ nữ ra ngoài từ 9h - 16h nên trang bị cho mình một lớp kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ trở lên (tối ưu nhất là SPF 50, SPF 60). Không những thế, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề khác như: thâm sạm, ung thư da, mụn...không riêng gì nám.
- Do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc: Phụ nữ hiện đại, khi ra ngoài không thể không trang điểm. Tuy nhiên, việc sử dụng những dòng mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng cũng như không được cấp phép ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến làn da của chị em. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm khác nhau trên thị trường, đánh đúng vào tâm lý của đa số phụ nữ “ rẻ ” và “ nhanh ” sử dụng lâu dài những sản phẩm này sẽ khiến da mẩn đỏ, kích ứng, nổi mụn, hình thành nám thậm chí bị thâm sạm ngay sau khi ngừng sử dụng. Thói quen sử dụng các thuốc kháng sinh nhóm Tetracylin, Sulfamid, thuốc chữa bệnh sốt rét.. cũng sẽ làm tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời của da từ đó thúc đẩy quá trình hình thành nám diễn ra nhanh hơn.
- Tiếp xúc nhiều với khói bụi độc hại : Khói bụi, hóa chất độc hại thường chứa nhiều tia tử ngoại gây kích thích sản sinh melanin hình thành nám. Ngoài ra việc tiếp xúc với môi trường chứa nhiều dầu mỡ, hắc ín, khói bụi còn gây rối loạn hấp thu vùng da mặt làm nặng thêm tình trạng nám da của chị em.
- Bệnh lý viêm, nhiễm trùng nhiễm độc.
- Dị ứng da tại chỗ.
- Dinh dưỡng không hợp lý: thiếu hoa quả tươi, thiếu các loại Vitamin thiết yếu.
- Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas, đồ ăn nhanh... phụ nữ văn phòng tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính chứa tia cực tím cũng là nguyên nhân khiến tăng nhanh nguy cơ hình thành nám ở chị em.
* Khi hiểu được nguyên nhân nào khiến hình thành nám, nên hạn chế những yếu tố nguy cơ này. Hãy lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp kết hợp thêm chế độ chăm sóc da để có được làn da trắng sáng mịn màng như ý.
2. TRIỆU CHỨNG BỆNH NÁM DA
2.1. Nám da có triệu chứng: Rối loạn tăng sắc tố da xảy ra ở từng mảng da, làm cho da có màu sẫm hơn bình thường. Các vị trí hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, cánh tay... là các vị trí thường hay bị nám da. Đặc biệt là nám da trên mặt thường đối xứng hai bên.
2.2. Phân biệt nám da và tàn nhang:
- Nám da: Là các đốm sẫm màu với nhiều mức độ đậm nhạt. Thường xuất hiện đối xứng 2 bên má, môi trên, cằm, trán,... Nám da đặc trưng bởi màu sắc sẫm, nâu hoặc thâm vàng, có nhiều kích thước nhưng thường lớn hơn tàn nhang.
- Tàn nhang: Là tình trạng tăng sắc tố, tuy nhiên không giống như nám da có màu sắc khá đặc trưng, tàn nhang có màu sắc đa dạng hơn với màu nâu sẫm, nâu nhạt, vàng, đỏ, xám, đen. Đậm độ tàn nhang thay đổi theo cường độ ánh sáng mặt trời, vậy nên mùa hè thì tàn nhang đậm hơn mùa đông. Kích thước của tàn nhang thường nhỏ hơn so với nám da, các đốm có thể nhỏ như đầu tăm cho đến hạt vừng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỆNH NÁM DA
- Phụ nữ: Nữ giới có nguy cơ nám da cao hơn nam giới rất nhiều lần, có đến 90% bệnh nhân nám da ở Hoa Kỳ là nữ giới.
- Người da màu: ở châu Á, Địa Trung Hải, Trung Đông, Bắc Phi, người Mỹ gốc Phi,...
- Tiền sử gia đình có người bị nám da.
- Sử dụng hormon Estrogen và Progesterone ngoại sinh.
- Bệnh lý tuyến giáp.
- Stress.
4. PHÒNG NGỪA BỆNH NÁM DA
- Việc điều trị nám da thường không đơn giản và khá tốn kém. Tuy nhiên, các biện pháp sau có thể giúp phòng ngừa các vấn đề tăng sắc tố da nói chung và nám da nói riêng.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10h đến 15h: vì lúc này các tia bức xạ hoạt động mạnh nhất và có thể làm tổn thương làn da.
- Bôi kem chống nắng: trước khi ra ngoài cần bôi kem chống nắng trước 15-30 phút, loại kem chống nắng được lựa chọn cần có chỉ số SPS tối thiểu là 30. Cần bôi lại sau mỗi 2h hoặc nhiều lần hơn nếu da đổ nhiều mồ hôi hoặc đi bơi.
- Che chắn làn da bằng các trang phục chống nắng: mũ rộng vành, áo quần hay váy chống nắng có thể hạn chế sự tác động trực tiếp của tia nắng lên da.
- Chế độ dinh dưỡng:
+ Rau quả tươi có thể giúp có được làn da khỏe, đẹp.
+ Uống nhiều nước cũng rất cần thiết cho da cũng như các hoạt động khác của cơ thể.
+ Một chế độ dinh dưỡng giàu các Vitamin A, E, C hay Omega-3,... sẽ đẩy lùi tiến trình lão hóa da, giảm thiểu nguy cơ nám da.
+ Hạn chế bia rượu, các thức ăn gây nóng, các thức ăn làm sung huyết da có thể hạn chế được nám da cũng như các vấn đề tăng sắc tố khác trên da.
- Sử dụng mỹ phẩm được kiểm định an toàn: Các mỹ phẩm có thể chứa những chất có hại cho da, trong đó có chất bào mòn da và khiến cho da dễ bị nám. Vì vậy, không nên sử dụng các mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại mỹ phẩm không an toàn cho da, và một điều cần lưu ý là lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với từng loại da của mỗi người.
- Đi khám bác sĩ da liễu khi có các vấn đề trên da: Không để tình trạng nám da quá lâu rồi mới đi khám, vì việc phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay các sản phẩm không rõ nguồn gốc, vì có thể làm cho nám da nặng nề thêm.
5. CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH NÁM DA
- Bác sĩ khám da dựa vào giới tính, độ tuổi, vùng xuất hiện và màu sắc,... để chẩn đoán bệnh nám da.
- Bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng đèn Wood - một dụng cụ chuyên biệt tại phòng khám da liễu để xác định chính xác hơn tình trạng tổn thương trên da.
- Ngoài ra, ở một số trường hợp nhất định, sinh thiết cũng có thể được chỉ định để kiểm tra tình trạng nghiêm trọng ở da bệnh nhân.
6. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH NÁM DA
- Việc điều trị nám da thường không dễ dàng. Bệnh nhân thường phải mất đến 6 tháng - 1 năm cho một liệu trình điều trị. Bác sĩ thường phối hợp nhiều biện pháp để đạt được hiệu quả cao trong điều trị nám da, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
- Ngoài thuốc bôi tại chỗ do bác sĩ chỉ định, muốn chữa nám da cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị nám da:
+ Các thức ăn giàu glutathione như cà chua có thể ngăn ngừa quá trình hình thành nám da.
+ Các thực phẩm giàu selen như măng, nấm, trứng, hải sản,... giúp phòng ngừa nám da tái phát.
+ Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E cũng rất cần thiết để có được một làn da khỏe mạnh, hạn chế sự hình thành nám da.
+ Các thức ăn gây kích thích như ớt, tiêu, bia rượu,... cũng cần được hạn chế.
+ Tránh thức khuya, nên ngủ trước 23h; Giảm stress - hạn chế cáu gắt, căng thẳng.
- Chống nắng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị nám da hiệu quả, đặc biệt từ 10 đến 15h hàng ngày là lúc ánh nắng có tia UV rất cao gây hại cho da, ngăn cản hiệu quả điều trị nám da. Việc bôi kem chống nắng là điều hết sức cần thiết để bảo vệ làn da tránh khỏi các tia bức xạ mặt trời nguy hiểm. Bên cạnh đó, các biện pháp tránh nắng vật lý như áo quần chống nắng, đội mũ, mang khẩu trang, găng vớ,... cũng cần được thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả điều trị.
Hãy nhớ rằng nếu như “cái đẹp” không lựa chọn bạn thì bạn hãy chủ động tìm đến nó vì vẻ đẹp không đợi chờ bất cứ một ai!
Phòng Khám Đông Y Thái Bình:
“Trị bệnh từ gốc đến ngọn, từ trong ra ngoài” giúp khỏi bệnh và ổn định bệnh lâu dài.
Chích lể: Chích lể các huyệt đạo đặc hiệu, các huyệt đạo quan trọng của tạng phủ chi phối bệnh.
Cấy chỉ: Cấy chỉ tự tiêu vào các nhóm huyệt tiêu biểu đặc hiệu giúp khống chế và trị bệnh hiệu quả nhanh nhất.
Châm cứu: Giúp khai thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, giảm đau an thần phục hồi nhanh bệnh tật.
Châm dao siêu vi: Là phương pháp mà y học trên thế giới gọi là “hiệu quả tức thì” bệnh đỡ ngay sau khi châm.
Thủy châm: Tiêm các loại thuốc phù hợp, Collagen type 1, PRP (huyết tương giàu tiểu cầu)... vào các huyệt đạo đặc hiệu để trị bệnh.
Tác động cột sống: “Não và tủy sống là hệ thần kinh điều tiết tất cả mọi hoạt động của cơ thể". TĐCS điều trị >80% các loại bệnh.
Tác động bàn chân: Ngâm chân và day ấn tác động vùng phản xạ bệnh lý ở bàn chân theo hướng dẫn giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.
Thuốc hoàn: Thuốc được bào chế 100% từ dược liệu sạch, an toàn.
Quý vị cần tư vấn thêm, liên hệ: Bs.Lương y Tuấn - DĐ.Zalo: 098.979.1982
Tổng lượt xem: 2427
Tổng số điểm đánh giá: 30 trong 5 đánh giá
1 2 3 4 5