LIỆT VII NGOẠI BIÊN LÀ GÌ ?
11:09:00 10/09/2016
Liệt VII ngoại biên là tình trạng tê bì nửa mặt theo chiều dọc hoặc bên phải hoặc bên trái kèm theo mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt - dây thần kinh số VII ngoại biên. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng các phương pháp của Y Học Cổ Truyền: Châm cứu, Cấy chỉ, Thủy châm, Xoa bóp bấm huyệt,..
1. Liệt VII ngoại biên là gì ?
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng tê bì nửa mặt bị tổn thương kèm theo mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt (liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não). Liệt dây VII ngoại biên là là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền từ người này sang người khác.
Nguyên nhân gây bệnh là do liệt dây VII ngoại biên, tổn thương dây VII từ xương thái dương trở ra còn gọi là liệt mặt Bell, thường do lạnh, hoặc do viêm.
2. Liệt VII ngoại biên được chẩn đoán như thế nào ?
Việc chẩn đoán liệt dây VII ngoại biên thông qua hỏi tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng.
- Bệnh thường khởi phát đột ngột với liệt nửa mặt sau khi ngủ dậy, người bệnh cảm giác tê bì nửa mặt, nhìn vào gương thấy liệt nửa mặt hoặc khởi phát sau thay đổi thời tiết đột ngột.
- Dấu hiệu Charles bell: Người bệnh không nhắm kín mắt bên liệt.
- Ở trạng thái thư giãn: Mặt người bệnh không cân xứng, bị kéo lệch về bên lành. Mất nếp nhăn trán và nếp nhăn mũi má, mép bên liệt bị hạ thấp so với bên kia, thức ăn chảy ra miệng ở bên liệt.
- Không mất cảm giác nửa mặt bên liệt.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, các bác sĩ cần khám tai mũi họng, thần kinh, chụp cộng hưởng từ và làm xét nghiệm máu để loại trừ tổn thương do liệt dây VII trung ương và các bệnh lý khác.
3. Liệt VII ngoại biên điều trị như thế nào?
Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn, nên điều trị ngay sau khi phát hiện bệnh.
Điều trị bằng Y Học Hiện Đại:
Trước tiên là chỉ định điều trị nội khoa, người bệnh liệt dây thần kinh số VII sẽ được sử dụng corticoid sớm, liều cao (1mg prednisolon /kg). Ngoài ra có thể dùng các thuốc chống virus đặc biệt cho những trường hợp có bệnh cảnh nhiễm virus hay đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt.
Để điều trị hiệu quả liệt dây VII ngoại biên, cần kết hợp điều trị vật lý trị liệu hoặc kích thích điện cùng với các bài tập cơ mặt sẽ mang đến hiệu quả điều trị toàn diện cho người bệnh.
Điều trị bằng Y Học Cổ Truyền:
* Điều trị bằng Thuốc: Thuốc uống, dán, ... tùy nguyên nhân, tùy tuổi bệnh, tuổi đời mà thầy thuốc có phác đồ điều trị, kê đơn cắt thuốc phù hợp.
* Điều trị bằng xoa bóp:
Dùng các thủ thuật: xoa, bóp, day, miết, phân-hợp, ấn, véo. Tập trung vào huyệt ế phong, giáp xa, hợp cốc; huyệt vùng mi trên, các cơ mi dưới...
* Điều trị bằng Điện châm + Cứu ngải:
- Điện châm, Ôn châm các huyệt: Ế phong, Dương bạch, Toản trúc, Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa khấp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương cùng bên liệt… Toàn thân châm huyệt Hợp cốc, Phong trì bên đối diện; Túc tam lý, Dương lăng tuyền cùng bên.
- Cần tránh kích thích quá mức có thể gây co cứng cơ mặt. Khi mắt đã gần bình thường thì dừng điều trị kích thích. Khi thấy các dấu hiệu co cứng cần ngừng ngay liệu pháp điện châm, xoa bóp.
* Điều trị bằng Cấy chỉ tự tiêu:
Cấy chỉ các huyệt: Thần đình, Túc tam lý, Dương lăng tuyền (cùng bên), Hợp cốc (bên đối diện), Phong trì, Ế phong, Dương bạch, Ấn đường, Toản trúc, Thái dương, Tứ bạch, Nghinh hương, Quyền liêu, Địa thương, Giáp xa, Khiên chính, Thừa tương, ...
* Điều trị bằng Thủy châm:
Thủy châm các Vitamin tổng hợp nhóm B, nhóm tăng dẫn truyền thần kinh, tái tạo phục hồi thần kinh và dinh dưỡng cơ: Nivalin, Methylcoban, Nucléo-CMP forte, Alton-CMP, ...
* Trong thời gian điều trị chú ý:
- Tránh để gió mát-lạnh thổi vào vùng mặt, gáy.
- Ko đánh răng, rửa mặt bằng nước mát-lạnh
- Ko ăn uống đồ mát-lạnh, tanh.
- Ko ăn thịt gà, tôm, hải sản lạ.
- Ko uống rượu, bia, cafe, nước chè đặc, ko hút thuốc lá.
* Dự phòng: điều trị tích cực viêm tai giữa, viêm tai xương chũm (nếu bị); tránh nhiễm lạnh, tránh những nơi gió lùa, giữ ấm vùng cổ về mùa đông.
Cần tư vấn thêm liên hệ Lương y Phạm Thanh Tuấn: 098.979.1982 * 091.868.1982
Tổng lượt xem: 4487
Tổng số điểm đánh giá: 75 trong 4.8 đánh giá
1 2 3 4 5